Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản

Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản

 Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản

Chế độ thai sản là một trong các quyền lợi được hưởng khi NLĐ tham gia BHXH bắt buộc. Pháp luật cũng đặt ra rất nhiều trường hợp lao động nữ sinh con, mang thai hộ, hay nhận nuôi con tại độ tuổi nhất định, v.v.. và cả lao động nam cũng được hưởng chế độ thai sản. Vậy với chế độ thai sản, các đối tượng nào theo quy định được hưởng và điều kiện nào thì mới được hưởng. Tại bài viết này sẽ làm rõ các nội dung trên.

1. Đối tượng hưởng chế độ thai sản[1]

Người lao động Việt NamNgười lao động nước ngoài
1) Người làm việc theo

– HĐLĐ không xác định thời hạn;

– HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên

-Làm việc tại VN là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

-Làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên

*Nhưng loại trừ các trường hợp di chuyển nội bộ doanh nghiệp, lúc giao kết HĐLĐ đã đủ tuổi nghỉ hưu, Điều ước quốc tế mà VN là thành viên có quy định khác.

2) Cán bộ, công chức, viên chức
3) Công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
4)

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân

Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân

Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân

 

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="251"]

 

 

5)

Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp

Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên

Các chức danh quản lý khác được bài trong hợp tác xác, liên hiệp hợp tác xã có hoặc không hưởng tiền lương

6) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố
7) Người tại mục 1) làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất;
8) Chủ hộ kinh doanh của HKD có ĐKKD

Bảng 1

Những đối tượng Bảng 1 sẽ được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau:

(i) Lao động nữ mang thai

(ii) Lao động nữ sinh con

(iii) Lao động nữ mang thai hộ (vì mục đích thương mại);

(iv) Lao động nữ nhờ mang thai hộ (vì mục đích nhân đạo);

(v) NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

(vi) NLĐ sử dụng các biện pháp tránh thai và được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

(vii) NLĐ nam đang tham gia BHXH bắt buộc có vợ sinh con, vợ mang thai hộ sinh con.

2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản[2]

Tuy thuộc các đối tượng trên nằm trong 07 trường hợp đã liệt kê, thì có một số đối tượng trong một số trường hợp tại Bảng bên dưới vẫn cần đảm bảo các điều kiện sau để được hưởng chế độ thai sản:

Trường hợp

Điều kiệnĐối tượng
– Trước khi sinh con/nhận con khi nhờ mang thai hộ/nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi

 

– Phải đóng BHXH bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề (I)(ii), (iii), (iv) và (v)
– Đã đóng BHXH bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên

– Khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ

 

– Phải đóng BHXH bắt buộc từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con (II)(ii) và (iii)
– Phải nghỉ việc để điều trị vô sinh– Đóng BHXH bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng liền kề trước khi sinh con (III)(ii)
– Thuộc trường hợp chấm dứt HĐLĐ, HĐ làm việc hoặc HĐ thôi việc TRƯỚC thời điểm sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi THÌ vẫn được hưởng chế độ thai sản.

* Nhưng thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng BHXH.

Đối tượng tương ứng đủ điều kiện tại mục (I) hoặc mục (II) hoặc mục (III)

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Người duyệt: Luật sư Thuận

[1] Điều 50.1 Điều 2.1, 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024

[2] Điều 50.2, 3, 4, 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2024

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="252"]
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*