Vi phạm về cung cấp thông tin hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng

Vi phạm về cung cấp thông tin hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng

Vi phạm về cung cấp thông tin hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu đời sống của người dân thời hiện đại không còn dừng lại ở việc đủ ăn, đủ mặc nữa mà còn hơn thế nữa như các nhu cầu về giải trí, tiêu dùng, làm đẹp. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngày nay nhiều sản phẩm đã ra đời. Bên cạnh đó, đặt ra những trường hợp cần phải bảo vệ người tiêu dùng trước những hành vi xâm phạm quyền lợi để tạo ra một môi trường tiêu thụ hàng hóa an toàn, lành mạnh.

Ngày 29/11/2018, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam chính thức được thành lập nhằm đảm bảo tính pháp lý và quyền lợi đầy đủ của người tiêu dùng theo đúng quy định của pháp luật. Cùng với đó, Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 đưa ra những quyền lợi của người tiêu dùng cũng như trách nhiệm mà tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa. Theo đó, việc cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ là một trong những trách nhiệm mà bên tổ chức, cá nhân kinh doanh cần bảo đảm[1]. Dưới đây, Luật Nghiệp Thành sẽ cung cấp những thông tin cần thiết đến bạn đọc về vấn đề này.

  1. Quyền của người tiêu dùng và trách nhiệm của tổ chức kinh doanh hàng hóa.
Quyền lợi của người tiêu dùngTrách nhiệm của tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
Người tiêu dùng còn có các quyền lợi như sau[2]:

–          Quyền thông tin.

–          Quyền được an toàn.

–          Quyền được lựa chọn.

–          Quyền được góp ý kiến, tham gia xây dựng.

–          Quyền được khiếu nại và bồi thường.

–          Quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng.

Gồm các trách nhiệm cơ bản[3]:

Trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng.

– Trách nhiệm liên quan đến hợp đồng + HĐ theo mẫu và điều kiện giao dịch chung.

– Trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch.

– Trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện.

Document

– Trách nhiệm liên quan đến hàng hóa có khuyết tật:

+ Thu hồi hàng hóa có khuyết tật.

+ Bồi thường thiệt hại do khuyết tật của hàng hóa gây ra.

Nếu như so sánh giữa người tiêu dùng và cá nhân/doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên thị trường mua bán hàng hóa ta thấy người tiêu dùng nằm ở vị trí yếu thế hơn, họ yếu thế về việc nắm rõ thông tin hàng hóa trong khi người tiêu dùng chỉ là bên mua hàng còn việc sản xuất và nguồn gốc thật sự của nguồn hàng thì họ chỉ được thông tin qua cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa đó. Ngoài ra, họ còn bị yếu thế cả về khả năng chịu các rủi ro phát sinh từ quá trình tiêu dùng, về khả năng chi phối giá cả và các điều kiện giao dịch,…

Vì người tiêu dùng họ là nhóm người đông đảo nhất, có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng của hầu hết các quyết định về kinh tế, dù là của nhà nước hay tư nhân. Nên nhà nước rất quan tâm và bảo vệ. Trong đó, để bảo vệ tốt người tiêu dùng trước những chiêu trò gian dối trong việc bán hàng hóa của bên kinh doanh như người bán dùng những sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng, sản xuất những trang thiết bị từ linh kiện không đạt chuẩn,… Trong pháp luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 đã quy định rằng người tiêu dùng quyền được hiểu rõ nguồn thông tin chính xác, đầy đủ về[4]:

-Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

– Nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ.

– Nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.

– Được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch.

– Các thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

  1. Mức xử phạt vi phạm:

Đối với bên vi phạm quyền thông tin của người tiêu dùng phải chịu mức xử phạt sau[5]:

*Phạt tiền:

Mức phạtHành vi vi phạm
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồngKhông cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa theo quy định.

Không cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hóa theo quy định.

Không cung cấp hướng dẫn sử dụng hoặc không cung cấp thông tin về điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành theo quy định.

Không thông báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch theo quy định.

Che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng theo quy định.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồngCung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp theo quy định.

Không có chứng cứ chứng minh hoặc không thực hiện tất cả các biện pháp theo quy định của pháp luật để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồngKhông có giải pháp kỹ thuật ngăn chặn việc phương tiện, dịch vụ do mình quản lý bị sử dụng vào mục đích quấy rối người tiêu dùng.

Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng phương tiện, dịch vụ do mình quản lý để quấy rối người tiêu dùng.

*Lưu ý: Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần so với mức phạt tiền của cá nhân trong cùng một hành vi vi phạm. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức[6].

Bên cạnh mức phạt tiền tổ chức/cá nhân kinh doanh hàng hóa vi phạm còn có thể bị áp dụng:

*Hình thức xử phạt bổ sung[7]:

Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 06 tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm theo quy định.

*Biện pháp khắc phục hậu quả[8]:

Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nghiệp Thành về “Vi phạm về cung cấp thông tin hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Thị Tú Anh.

Luật sư hướng dẫn Luật sư Thuận.

 

[1] Điều 13.1.a Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010.

[2] Điều 8 Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010.

[3] Chương 2 luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.

[4] Điều 8.2 Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010.

[5] Điều 47 Nghị định 98/2020.

[6] Điều 4 Nghị định 98/2020.

[7] Điều 47.4 Nghị định 98/2020.

[8] Điều 47.5 Nghị định 98/2020.

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*