Những lưu ý khi nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp

Những lưu ý khi nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp

Những lưu ý khi nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp

Giải thể là được xem là thủ tục chấm dứt vĩnh viễn hoạt động của doanh nghiệp, vì nhiều lý do mà một doanh nghiệp phải giải thể. Chẳng hạn như do kinh doanh không hiệu quả bởi tình hình dịch Covid-19 phức tạp, làm ăn thua lỗ, nhu cầu thị trường thay đổi, v.v…. Nhưng không phải chỉ đơn giản là đóng cửa và chấm dứt hoạt động là được, doanh nghiệp cần phải tuân thủ và thực hiện thủ tục giải thể theo quy định, cụ thể là tại Luật Doanh nghiệp. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 đã có hiệu lực từ đầu năm 2021 này, tại Luật này đã có nhiều sự lược bỏ, thay đổi, giảm bớt các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp.  Và trong đó, thủ tục giải thể doanh nghiệp cũng không phải ngoại lệ. Chính vì thế mà tại bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ tư vấn bạn đọc nội dung trên.

  1. Yêu cầu về nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp

Nội dung tại nghị quyết, quyết định giải thể có các thay đổi như sau:

Đã lược bỏ đi thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng là không vượt quá 06 tháng kể từ ngày thông báo quyết định giải thể ở quy định cũ. Nghĩa là doanh nghiệp không còn bị giới hạn về thời gian phải thanh toán nợ và thanh lý hợp đồng. Nhưng doanh nghiệp vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trên khi có thông báo quyết định giải thể gửi phòng ĐKKD.[1]

Thay đổi người có thẩm quyền ký nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp từ người đại diện theo pháp luật sang chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị.[2]

  1. Hồ sơ giải thể

Các bước nộp hồ sơ giải thể cũng tương tự với quy định trước đây bao gồm hai bước:

Bước 1: Thông báo quyết định giải thể

Bước 2: Giải thể doanh nghiệp

Tuy nhiên, nội dung hồ sơ đã có những thay đổi như đã đề cập tại mục 1, cụ thể như sau:

*  Bước 1: Thông báo quyết định giải thể[3]

Document

– Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp

– Nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp

– Biên bản họp

Trong đó, nghị quyết, quyết định và biên bản họp là của HĐTV với công ty TNHH 2TV trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH MTV)

Sau khi nộp hồ sơ, trong thời hạn một ngày kể từ ngày nhận được thông báo thì Phòng ĐKKD sẽ đăng tải giấy tờ cũng như cập nhật tình trạng đang làm thủ tục giải thể.

Trong thời gian đó, doanh nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ  như thanh toán các khoản nợ (nợ lương, nợ thuế, trợ cấp, bảo hiểm của người lao động, v.v..). Khi được cơ quan thuế chấp thuận là đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ nộp thuế. Thì doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ giải thể lần 2 trong đó bao gồm quyết định của cơ quan thuế về việc hoàn tất nghĩa vụ.

* Bước 2: Giải thể doanh nghiệp[4]

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ đăng ký giải thể đến Phòng ĐKKD.

– Thông báo về giải thể doanh nghiệp

– Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp

– Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán

(Bao gồm thanh toán hết cả các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động) (nếu có)

Nhận thấy, có sự lược bỏ về thủ tục giải thể tại Điều 210 Luật DN 2020, đó là đã không còn bắt buộc doanh nghiệp phải cung cấp con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có); giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản gốc khi giải thể.

  1. Quy định về tình trạng pháp lý khi giải thể[5]

Có điều khoản riêng biệt về việc cập nhật tình trạng pháp lý trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Khi doanh nghiệp nộp hồ sơ bước 1, thông báo quyết định giải thể thì khi được Phòng ĐKKD thông qua, thì tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sẽ được cập nhật là “Đang làm thủ tục giải thể”

Tiếp đến, khi doanh nghiệp đã hoàn tất tất cả các thủ tục giải thể ở bước 2 và đã được Phòng ĐKKD chấp thuận thì tình trạng pháp lý là “Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại”

Trên đây là nội dung tư vấn về “Những lưu ý khi nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 208.1.c Luật Doanh nghiệp 2020

[2] Điều 208.1.đ Luật Doanh nghiệp 2020

[3] Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 70 Nghị định 01/2021

[4] Điều 210 Luật Doanh nghiệp 2020

[5] Điều 41.4, 6 Nghị định 01/2021

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*