Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam qua các hình thức nào?

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam qua các hình thức nào?

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam qua các hình thức nào?

Khi thực hiện dự án đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn sử dụng đất tại Việt Nam thì phải làm sao? Tại bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ liệt kê các hình thức mà Nhà nước cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là chủ thể đặc biệt được Nhà nước kiểm soát, quản lý chặt chẽ các hoạt động đầu tư vào thị trường Việt Nam, cũng như việc sử dụng đất tại Việt Nam để thực hiện, phát triển dự án. Vì thế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể thông qua 03 hình thức sau để được Nhà nước cho phép sử dụng đất tại Việt Nam:

1. Giao đất có thu tiền sử dụng đất

Giao đất là việc Nhà nước ban hành Quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất, gồm giao đất có thu tiền và giao đất không thu tiền. Nhưng chủ thể ở bài viết này là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vì thế phạm vi áp dụng thuộc hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, đối với hình thức này cần lưu ý các điều sau:

– Thứ nhất, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất được giao để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê[1]. Đây là dự án hướng tới việc định cư cho người dân đang sinh sống tại Việt Nam, vì thế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện loại dự án này, Nhà nước sẽ chấp thuận việc giao đất có thu tiền sử dụng đất.

– Nhà nước ra Quyết định giao đất và quy định về hạn mức giao đất. Tuy nhiên, tùy vào tình hình cụ thể ở từng địa phương mà Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức cụ thể giao đất;

– Thời hạn giao đất để doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất nhưng không quá 50 năm. Tuy nhiên, nếu dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, hoặc dự án đầu tư vào địa bàn có kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn và cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất sẽ không quá 70 năm. Và dự án kinh doanh nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê hoặc để cho thuê mua thì thời hạn giao đất được xác định theo thời hạn của dự án.[2]

2. Cho thuê đất

– Cho thuê đất gồm hai hình thức: thuê trả tiền hằng năm và thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất thuê để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; dự án đầu tư nhà ở để cho thuê; xây dựng công trình sự nghiệp[3];

Document

– Người thuê đất được thỏa thuận về hình thức trả tiền thuê, trừ khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất thuê là sông, ngòi, kênh, rạch, suối để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản. Đối với dự án này thì Nhà nước chỉ cho thuê đất khi trả tiền thuê hằng năm[4];

– Thời hạn cho thuê đất giống với thời hạn giao đất.

3. Nhận quyền sử dụng đất

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép[5]. Vì thế, chủ thể này được nhận quyền sử dụng đất thông qua các hình thức sau:[6]

– Nhận chuyển nhượng vốn đầu tư giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp đang sử dụng đất có nguồn gốc từ việc được Nhà nước giao đất có thu tiền, cho thuê đất thu tiền 01 lần cho cả thời gian thuê mà giá trị quyền sử dụng đất đã được vốn hóa vào vốn của doanh nghiệp, trừ trường hợp đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp;

– Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

– Nhận quyền sử dụng đất thông qua Nhà nước giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc có thể bán kết hợp cho thuê; hoặc được Nhà nước cho thuê đất;

– Căn cứ vào kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp xử lý nợ; Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai; Bản án, Quyết định của Tòa án nhân dân dân, Quyết định của cơ quan thi hành án; Văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất; Văn bản về việc chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam qua các hình thức nào?

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 55.3 Luật Đất đai 2013

[2] Điều 126 Luật Đất đai 2013

[3] Điều 56 Luật Đất đai 2013

[4] Điều 2.2 Nghị định 46/2014/NDD-CP

[5] Điều 191.1 Luật Đất đai 2013

[6] Điều 169 Luật Đất đai 2013

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*