Đình chỉ hoạt động do vi phạm PCCC

Đình chỉ hoạt động do vi phạm PCCC

Đình chỉ hoạt động do vi phạm PCCC

Trong thời điểm hỏa hoạn, cháy nổ xảy ra thường xuyên như hiện nay, phòng cháy chữa cháy (sau đây gọi tắt là “PCCC”) là việc làm rất là quan trọng và cần thiết. Do vậy, cơ quan công an cũng đang tăng cường rà soát, kiểm tra những điều kiện đảm bảo an toàn về PCCC tại các tổ chức, cá nhân. Từ đó, có thể dẫn đến các trường hợp bị đình chỉ hoạt động khi vi phạm các quy định về an toàn PCCC. Bài viết dưới đây, Luật Nghiệp Thành sẽ cung cấp cho các bạn đọc rõ hơn về các trường hợp bị đình chỉ hoạt động do vi phạm PCCC nhé.

1. Các trường hợp bị đình chỉ hoạt động do vi phạm PCCC[1]:

Các tổ chức và cá nhân sẽ bị đình chỉ hoạt động nếu hết thời hạn tạm đình chỉ mà vẫn không khắc phục được hoặc không thể khắc phục các vi phạm về an toàn PCCC.

Các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động do vi phạm PCCC bao gồm[2]:

– Khi có nguồn lửa hoặc nguồn nhiệt xuất hiện trong môi trường có nguy cơ cháy, nổ hoặc khi môi trường nguy hiểm cháy, nổ xuất hiện trong lúc đã có nguồn lửa, nguồn nhiệt.

Ví dụ: Một nhà máy hóa chất có nhiều chất dễ cháy nổ đang được lưu trữ. Trong quá trình sửa chữa hệ thống điện, một tia lửa từ công việc hàn điện bất ngờ xuất hiện, gây nguy cơ cháy nổ tức thời.

Vi phạm nghiêm trọng quy định về PCCC đã có văn bản yêu cầu khắc phục của cơ quan có thẩm quyền nhưng không khắc phục bao gồm:

+ Các hành vi như sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các chất nguy hiểm về cháy, nổ.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Ví dụ: Một công ty vận tải không có giấy phép hợp lệ vẫn tiếp tục vận chuyển các chất dễ cháy nổ như xăng, dầu. Dù đã bị cơ quan chức năng cảnh báo và yêu cầu ngừng hoạt động, công ty vẫn tiếp tục vi phạm.

+ Không đảm bảo giải pháp ngăn cháy lan giữa các khoang cháy, gian phòng trong cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, cháy nổ A, B, C.

Ví dụ: Một nhà xưởng sản xuất đồ nhựa có nhiều phòng chứa nguyên liệu dễ cháy không có biện pháp ngăn cháy lan hiệu quả. Cơ quan PCCC đã yêu cầu khắc phục, nhưng chủ cơ sở không thực hiện.

+ Không có đủ số lượng lối thoát hiểm theo quy định.

Ví dụ: Một trung tâm thương mại không có đủ lối thoát hiểm theo quy định. Dù đã bị cảnh báo và yêu cầu bổ sung lối thoát hiểm, trung tâm vẫn không thực hiện.

Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về PCCC như: Đưa công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về an toàn PCCC tại PHỤ LỤC V vào hoạt động, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC của cơ quan công an có thẩm quyền.

Ví dụ: Một công ty sản xuất dầu mỏ đã cải tạo lại hệ thống lưu trữ và vận chuyển dầu mỏ mà không xin phép và chưa được cơ quan chức năng nghiệm thu về an toàn phòng cháy chữa cháy. Công ty này vẫn đưa hệ thống mới vào sử dụng, tạo nguy cơ cháy nổ nghiêm trọng.

2. Biện pháp bảo đảm thi hành quyết định đình chỉ hoạt động vi phạm PCCC như sau[3]:

Người đứng đầu tổ chức, cá nhân khi nhận được quyết định đình chỉ hoạt động phải chấp hành ngaykhắc phục vi phạm về PCCC trong thời gian ngắn nhất. Quyết định đình chỉ hoạt động sẽ được cơ quan có thẩm quyền công khai trên trang thông tin điện tử và phương tiện truyền thông, bao gồm thông tin về tổ chức/cá nhân vi phạm, hành vi vi phạm và hình thức xử lý, cho đến khi được phép hoạt động trở lại.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Đình chỉ hoạt động do vi phạm PCCC”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Phạm Thị Tuyết Như

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Luật sư kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 17.4 Nghị định 136/2020/NĐ-CP

[2] Điều 17.1 Nghị định 136/2020/NĐ-CP; Điều 1.9(a) Nghị định 50/2024/NĐ-CP

[3] Điều 17.7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*