Điều kiện và các vi phạm hành nghề khoan giếng dưới đất

Điều kiện và các vi phạm hành nghề khoan giếng dưới đất

Điều kiện và các vi phạm hành nghề khoan giếng dưới đất

Hiện nay, các hoạt động khoan giếng cho các hộ gia đình hay các công trình xây dựng đang ngày một nhiều. Nhưng còn tồn tại những cơ sở khoan giếng vẫn chưa nắm bắt được các quy định liên quan đến ngành nghề của mình. Điều đó không chỉ dẫn tới vi phạm pháp luật mà còn gây ảnh hưởng đến nguồn nước như sụt giảm mực nước ngầm; gây sạt lở, sụt lún hoặc ô nhiễm. Vì vậy, các cơ sở này phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện đối với ngành nghề này. Đó là điều kiện để có thể xin giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất và hoạt động một cách hợp pháp, công khai. Vậy nếu các cơ sở này không đảm bảo về giấy phép hành nghề thì sẽ phải chịu trách nhiệm gì? Sau đây, Luật Nghiệp Thành sẽ giúp các bạn làm rõ vấn đề trên.

  1. Điều kiện hành nghề khoan giếng[1]

Đây là điều kiện để các cá nhân, tổ chức muốn xin cấp giấy phép hoạt động phải đảm bảo thực hiện. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết Cấp giấy phép hành nghề khoan giếng dưới đất.

Các điều kiện phải đáp ứng như sau:

Thứ nhất, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có nội dung hoạt động liên quan đến ngành nghề khoan nước dưới đất.

Thứ hai, người đứng đầu hoặc người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của cá nhân, tổ chức đó phải đảm bảo các yêu cầu sau:

– Quy mô nhỏ: Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất[2], khoan hoặc công nhân khoan có tay nghề bậc 3/7 hoặc tương đương trở lên. Và đã trực tiếp tham gia thiết kế, lập báo cáo hoặc thi công khoan ít nhất là 03 công trình khoan nước dưới đất.

Trường hợp không có văn bằng như trên thì phải trực tiếp thi công ít nhất là 05 năm công trình khoan nước dưới nước.

Hành nghề khoan giếng quy mô nhỏ là việc khoan và lắp đặt các giếng khoan nước có đường kính ống chống hoặc ống vách nhỏ hơn 110 mm. Và thuộc công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200m3/ngày đêm.[3]

– Quy mô vừa: Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất, khoan.

Đã trực tiếp tham gia lập đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác. Hoặc có chỉ đạo thi công ít nhất 03 công trình khoan nước dưới đất, có lưu lượng từ 200m3/ngày đêm trở lên.

Hành nghề khoan giếng quy mô vừa là hành nghề khoan và lắp đặt các giếng khoan nước có đường kính ống chống hoặc ống vách nhỏ hơn 250 mm và thuộc công trình có lưu lượng từ 200m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm.[4]

– Quy mô lớn: Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các ngành địa chất, khoan.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Đã trực tiếp tham gia lập đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác. Hoặc chỉ đạo thi công ít nhất 03 công trình khoan nước dưới đất mà có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên.

Hành nghề khoan giếng quy mô lớn bao gồm các trường hợp không thuộc quy mô nhỏ và vừa như đã đề cập ở trên.[5]

  1. Vi phạm liên quan

Xử phạt hành chính

Đó là vi phạm quy định về hành nghề khoan nước dưới đất[6]

Có mức phạt tiền tối đa là 60 triệu đồng.

Cụ thể như các hành vi:

– Phạt tiền từ 100 – 500 nghìn đồng nếu không thực hiện đăng ký dù thuộc trường hợp phải đăng ký.

– Không thông báo bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền về vị trí, quy mô công trình, thời gian thi công, các công trình theo định kỳ hàng năm. Hay có sự thay đổi về người chịu trách nhiệm về kỹ thuật, nội dung đăng ký hoạt động kinh doanh.

Sẽ bị phạt tiền từ 2 – 4 triệu đồng.
– Ngoài ra, thi công không đúng quy trình, thiết kế; dung dịch khoan gây ô nhiễm; không có giấy phép; hành nghề không đúng quy mô đã quy định thì bị phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng.

– Việc cho mượn, cho thuê giấy phép hay hành nghề mà không có giấy phép hoặc giấy phép đã hết hạn. Đối với hành nghề khoan giếng theo từng quy mô (nhỏ, vừa, lớn) thì sẽ có mức phạt tối đa là 50 triệu đồng.

– Các hành vi như tiếp tục khoan giếng dù gây sụt, lún đất hoặc gây sự cố bất thường ảnh hưởng đến đời sống nhân dân hoặc công trình xây dựng. Hơn nữa, không thực hiện xử lý, khắc phục các sự cố trên thì có mức phạt tiền tối đa là 60 triệu đồng.

Xử phạt hình sự

Tội vi phạm quy định về khai thác tài nguyên[7]

Với cá nhân, mức phạt tù tối đa là 07 năm tù và mức phạt tiền tối đa là 5 tỷ đồng.

Với tổ chức vi phạm thì có mức phạt tiền tối đa là 7 tỷ đồng.

Đối với hành vi khai thác nước dưới lòng đất không có giấy phép hoặc không đúng nội dung giấy phép mà thuộc các trường hợp như thu lợi bất chính, đã xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án mà chưa xóa án tích, v.v…Hoặc hành vi thu lợi bất chính, có tổ chức, gây sự cố môi trường, v.v…

Thì sẽ bị truy cứu về tội này.

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết liên quan Cấp phép hành nghề khoan giếng.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Điều kiện và các vi phạm hành nghề khoan giếng dưới đất”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 7.1 Nghị định 136/2018 sửa đổi, bổ sung Điều 4 Nghị định 60/2016

[2] Các ngành địa chất như: địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa chất kỹ thuật

[3] Điều 3.1.a Nghị định 60/2016

[4] Điều 3.1.b Nghị định 60/2016

[5] Điều 3.1.c Nghị định 60/2016

[6] Điều 11 Nghị định 36/2020

[7] Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

 

 

 

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*