Điều kiện kinh doanh dịch vụ xoa bóp

Điều kiện kinh doanh dịch vụ xoa bóp

Điều kiện kinh doanh dịch vụ xoa bóp

Tình huống: Tôi dự định trong thời gian tới sẽ thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp. Xin hỏi điều kiện để được kinh doanh dịch vụ này là gì? Cảm ơn luật sư.

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Luật Nghiệp Thành. Chúng tôi đã tiếp nhận thông tin và yêu cầu của bạn, dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xin đưa ra những ý kiến pháp lý sau:

Kinh doanh dịch vụ xoa bóp là gì?

Kinh doanh dịch vụ xoa bóp là dịch vụ phục vụ sức khỏe của con người bằng cách sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để xoa bóp (massage), tẩm quất, thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý theo quy định pháp luật[1].

Vì vậy, để doanh nghiệp có thể kinh doanh dịch vụ xoa bóp một cách hợp pháp thì phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

Các hình thức thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp:

Tùy vào nguồn vốn, số thành viên, quy mô công ty mà bạn có thể lựa chọn hình thức kinh doanh dịch vụ xoa bóp dưới các loại hình doanh nghiệp sau: Công ty TNHH MTV, Công ty TNHH 2TV, Công ty hợp danh, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân;.

Trách nhiệm đối với ngành, nghề xoa bóp

Ngoài trách nhiệm chung áp dụng đối với các ngành, nghề, cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp còn có trách nhiệm phải bố trí nơi cất giữ, bảo quản an toàn tư trang, tài sản của khách; bố trí phòng nam riêng và nữ riêng khi thực hiện dịch vụ xoa bóp[2].

Vậy, để thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp phải trải qua các bước sau:

* Bước 1: Đề nghị cấp GCN ĐKDN

Document

Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ tương ứng với loại hình doanh nghiệp đã chọn và nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.

* Bước 2: Xin cấp GCN đủ điều kiện về an ninh, trật tự

Doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin cấp GCN đủ điều kiện về an ninh, trật tự nộp tại Công an cấp huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương[3].

Hồ sơ xin cấp GCN đủ điều kiện về an ninh, trật tự[4]

1. Văn bản đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm Nghị định 96/2016/NĐ-CP);

2. Bản sao hợp lệ một trong các loại giấy tờ sau:

– GCN đăng ký kinh doanh; GCN đăng ký doanh nghiệp; GCN đăng ký đầu tư; GCN đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; GCN đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; GCN đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; GCN đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu;

– Tài liệu chứng minh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh và đề nghị ghi trong GCN đủ điều kiện về an ninh, trật tự đã được cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận (trường hợp các giấy tờ trên không thể hiện ngành, nghề đầu tư kinh doanh);

3. Bản sao hợp lệ các giấy tờ, tài liệu sau:

– Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;

– Biên bản kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy;

– Hợp đồng thuê kho đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (đối với các cơ sở kinh doanh không có kho chứa nguyên liệu hoặc sản phẩm theo quy định);

– Tài liệu chứng minh đảm bảo điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy là tài liệu của kho chứa, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ (đối với các cơ sở kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ)

4. Bản khai lý lịch (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm Nghị định 96/2016/NĐ-CP) kèm Phiếu lý lịch tư pháp/Bản khai nhân sự:

– Người Việt Nam trong nước đứng tên trong GCN đủ điều kiện về an ninh, trật tự: Bản khai lý lịch; Phiếu lý lịch tư pháp (trừ người đang thuộc biên chế của cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội);

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: Bản khai nhân sự kèm bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú/Thẻ tạm trú/Thị thực còn thời hạn lưu trú tại Việt Nam;

– Trường hợp một cơ sở kinh doanh có nhiều người đại diện theo pháp luật: Bản khai lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự trong hồ sơ áp dụng đối với người đứng tên trong GCN đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

* Bước 3: Sau khi thành lập, ngoài trách nhiệm chung, doanh nghiệp còn phải bố trí nơi cất giữ, bảo quản an toàn tư trang, tài sản của khách; bố trí phòng nam riêng và nữ riêng khi thực hiện dịch vụ xoa bóp.

Kết luận

Vậy, để thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp bạn phải có GCN đăng ký doanh nghiệp, GCN đủ điều kiện về an ninh, trật tự và ngoài trách nhiệm chung thì còn có trách nhiệm bố trí nơi cất giữ, bảo quản an toàn tư trang, tài sản của khách; bố trí phòng nam riêng và nữ riêng khi thực hiện dịch vụ xoa bóp.

 

Trên đây là câu trả lời về “Điều kiện kinh doanh dịch vụ xoa bóp” mà Luật Nghiệp Thành gửi đến bạn.

Nếu bạn thấy thông tin này hữu ích thì hãy cùng chúng tôi lan tỏa tri thức này đến với cộng đồng bằng cách nhấn “chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn bạn đã tin tưởng, quan tâm sử dụng dịch vụ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Huỳnh Ngọc Phương Thảo

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 3.5 Nghị định 96/2016/NĐ-CP

[2] Điều 30 Nghị định 96/2016/NĐ-CP

[3] Điều 24.3.(a) Nghị định 96/2016/NĐ-CP

[4] Điều 19 Nghị định 96/2016/NĐ-CP

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*