Đi du học nước ngoài có bị cắt hộ khẩu không?

Đi du học nước ngoài có bị cắt hộ khẩu không?

Đi du học nước ngoài có bị cắt hộ khẩu không?

Dưới xu thế toàn cầu hóa, việc phát triển bản thân và học hỏi kiến thức chuyên ngành không chỉ dừng lại ở Đại học trong nước, mà còn có những con đường khác để học sinh, sinh viên, phụ huynh có thể suy nghĩ, trong đó việc lựa chọn đi Du học trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Du học là hành trình cá nhân đi một quốc gia khác so với quốc gia hiện tại của người đó đang sinh sống, nhằm bổ sung thêm kiến thức ngành nghề, thỏa mãn nhu cầu học tập của bản thân hoặc theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức tài trợ.

Ví dụ: Anh A quốc tịch Việt Nam nhận được học bổng toàn phần đến Canada học ngành kế toán trong thời gian 3 năm, lúc này anh A chính là du học sinh. Tuy nhiên, nếu anh A đi du học và không còn thường trú tại nơi đăng ký thì có bị cắt hộ khẩu không? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết sau của Luật Nghiệp Thành.

“Cắt hộ khẩu” là việc Công an xã, phường, thị trấn nơi người đã đăng ký thường trú tiến hành xóa tên người đã đăng ký thường trú ra khỏi sổ hổ khẩu và sổ đăng ký thường trú.

Bạn đọc tham khảo: Các trường hợp xóa đăng ký tạm trú, thường trú.

Du học sinh có thể sẽ vắng mặt tại nơi cư trú đã đăng ký trên 12 tháng nhưng lại không thuộc trường hợp mà cơ quan Công an xã, phường, thị trấn đã đăng ký có thể xóa tên khỏi sổ hộ khẩu. Bởi vì cá nhân xuất cảnh ra nước ngoài không vì mục đích định cư mà chỉ ở lại quốc gia đó để học tập, và đây là trường hợp không được áp dụng quy định xóa đăng ký thường trú.[1]

Tuy rằng cá nhân đi nước ngoài du học sẽ không bị cắt hộ khẩu nhưng cần lưu ý nếu du học sinh từ đủ 18 tuổi đến 25 tuổi mà rời khởi nơi cư trú đã đăng ký từ 03 tháng trở lên thì phải khai báo tạm vắng [2] với cơ quan đăng ký nơi người đó cư trú để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính, vì đây là độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự [3]

Theo đó, nếu chủ sở hữu không thực hiện khai báo tạm vắng đối với trường hợp con cái là du học sinh đang trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì có thể phải chịu mức phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. [4]

Document

Hình thức khai báo tạm vắng [5]

Việc khai báo tạm vắng đối với cá nhân đang trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự nhưng vắng mặt tại nơi cư trú 03 tháng liên tục thì có thể khai báo thông qua những hình thức:

– Trực tiếp tại Công an xã, phường, thị trấn nơi cá nhân đã đăng ký hoặc tại địa điểm tiếp nhận khai báo tạm vắng do cơ quan đăng ký quy định;

– Thông qua số điện thoại; hộp thư điện tử; trang thông tin điện tử của Cơ quan Công an xã, phường, thị trấn hoặc thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý nơi cư trú; trên ứng dụng thiết bị điện tử.

Tuy nhiên, việc khai báo tạm vắng thông qua hình thức điện tử vẫn còn gặp một số trục trặc nhất định như: lạc mất hồ sơ, sai sót thông tin, mạng yếu,… Chính vì vậy, để tránh mất thời gian, công sức, du học sinh cần thực hiện việc khai báo trực tiếp thay vì trực tuyến.

Bạn đọc tham khảo: Thủ tục khai báo tạm vắng

Như vậy, trong trường hợp này, anh A sẽ không bị xóa tên khỏi nơi đăng ký thường trú, nhưng anh A hoặc chủ sở hữu nơi đăng ký thường trú phải thực hiện khai báo tạm vắng khi anh A đã đủ 18 tuổi. Nếu không thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Đi du học nước ngoài có bị cắt hộ khẩu không?”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Ngưởi kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 24.1.(d) Luật cư trú 2020

[2] Điều 31 Luật cư trú 2020

[3] Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự 2015

[4] Điều 9.1.(b) Nghị định 144/2021/NĐ-CP

[5] Điều 16.1 Thông tư 55/2021/TT-BCA

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*