Công ty không hoạt động tại địa chỉ bị cấm xuất cảnh do nợ thuế
Ngày 20/12/2024, Bộ Tài chính có đề xuất việc tạm hoãn xuất cảnh sẽ áp dụng với người nộp thuế trên 50 triệu đồng trong vòng 120 ngày. Theo đó, để tới bước cấm xuất cảnh với người nộp thuế (NNT) thì NNT phải được cơ quan thuế thông báo tiền nợ thuế, rồi cưỡng chế để đến bước hoãn xuất cảnh.
Trước những đề xuất trên, một lượng lớn cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp đang hoạt động nhưng nợ thuế cần lưu ý nếu để cưỡng chế nợ thuế quá mức quy định. Đặc biệt, các DN bỏ địa chỉ, MST đang ở tình trạng “NNT không hoạt động tại địa chỉ” thủ tục sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian hơn. Thực trạng của các DN này, những người đại diện theo pháp luật thay vì khôi phục MST, đóng tiền phạt, tiền nợ thuế thì lại thành lập DN mới và tiếp tục hoạt động. Việc không xử lý dứt điểm mà tiếp tục hoạt động, rủi ro tiếp tục bị khóa MST là rất cao với các DN thành lập sau. Nếu chủ doanh nghiệp bỏ dở và không hoàn thành nghĩa vụ thuế như lệ phí môn bài, phạt không nộp tờ khai thuế …thì số tiền thuế cộng dồn qua từng năm sẽ tăng dần, thậm chí lên đến trăm triệu nếu thời gian khóa MST từ 10 năm trở lên.
Như vậy, trước tình hình trên, các chủ DN có dự tính xuất cảnh để ký kết hợp đồng với đối tác, là việc, du lịch, định cư tại nước ngoài mà đang có các công ty không hoạt động tại địa chỉ cần nhanh chóng khôi phục MST và hoàn thành các nghĩa vụ thuế chưa thực hiện.
Thực tế, Luật Nghiệp Thành khi xử lý các hồ sơ khôi phục MST tại khu vực Tp.HCM, có một số Chi cục thuế còn gây nhiều khó khăn không cho doanh nghiệp khôi phục MST với mục đích giải thể. Để bảo vệ quyền lợi DN, Chúng tôi đã đại diện Khách hàng khiếu nại nhiều lần để được xử lý, thời gian xử lý thực tế và khiếu nại nhiều lần mất tận hơn 01 năm DN mới được giải thể. Tuy nhiên, cũng có Chi cục thuế linh hoạt tạo điều kiện để DN được hoàn thành nghĩa vụ thuế và chuyển tiếp bước giải thể sau khi DN đóng đầy đủ nợ thuế, có cam kết giải thể mà không cần phải khôi phục tình trạng MST thành “đang hoạt động” , và thời gian xử lý là khoảng 03 tháng.
Một trong những vướng mắc mà DN thường gặp phải khi thực hiện thủ tục là một số Chi cục thuế vẫn cứng nhắc yêu cầu DN phải chứng minh địa chỉ hợp pháp thông qua hợp đồng thuê/GCN QSDĐ, … đối với các DN đã bỏ địa chỉ nhiều năm. Thực tế, các địa chỉ đó đã không còn được sử dụng và hiện đang sở hữu bởi người khác. Dẫn đến việc chứng minh địa chỉ để thực hiện thủ tục khôi phục MST là hoàn toàn không thực hiện được. Điều đó cho thấy quy định về thủ tục vẫn còn nhiều bất cập khi thay vì xử lý linh hoạt chuyển thẳng đến bước thông báo giải thể sau khi DN đã hoàn tất nghĩa vụ thuế thì thủ tục hiện tại được áp dụng như sau: “DN phải khôi phục MST (chứng minh địa chỉ) -> Hoàn thành NVT -> DN được khôi phục MST, và chuyển tình trạng đang hoạt động -> DN nộp giải thể -> Tiếp tục hoàn thành NVT (nếu có) nếu phát sinh trong khoảng thời gian mở MST -> MST đóng”. Hơn nữa, nhiều trường hợp DN đã đóng thuế đầy đủ nhưng Chi cục thuế lại gây khó khăn không cho giải thể, dẫn đến tình trạng “ngụp lặn”.
Tuy nhiên, với tình hình sửa đổi Luật hiện tại, mong rằng các thủ tục khôi phục MST để giải thể sẽ được gỡ vướng về quy trình, hồ sơ yêu cầu tạo điều kiện hơn cho các DN tự giác khắc phục nợ thuế để giải thể tránh dây dưa, mất thời gian nhưng vẫn tạo hiệu quả quản lý thuế đối với cơ quan quản lý.
Như vậy, sau những đề xuất trên của Bộ Tài chính, một số nội dung về quản lý số tiền nợ thuế và thời gian nợ thuế bị áp dụng biện pháp hoãn xuất cảnh tại Luật Quản lý thuế sẽ được sửa đổi. Luật Nghiệp Thành sẽ thông tin đến bạn đọc sau khi có Luật sửa đổi chính thức.
Trên đây là nội dung tư vấn về “Công ty không hoạt động tại địa chỉ bị cấm xuất cảnh do nợ thuế”
Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Nguyễn Linh Chi
Người duyệt: Luật sư Thuận