CON NGƯỜI TÀN PHÁ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

CON NGƯỜI TÀN PHÁ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

CON NGƯỜI TÀN PHÁ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

Phần I – Con người đang tự giết chết chính mình

Theo Yuval Noah Harari trong cuốn Sapiens: Lược sử về loài người đã cho rằng Cách mạng Nông nghiệp không phải là sự tốt đẹp, mà nó là nguyên nhân gây nên sự đau khổ cho con người ngày nay. Khi con người ham muốn quá nhiều vật chất, đánh đổi sức lực, tài nguyên, môi trường sống để lấy sự lạnh lẽo của đồng tiền chỉ để chạy theo thuyết nhu cầu một cách lăng xê. Sự phát triển ngày càng lớn và tham vọng trong bản chất của con người không giới hạn đã gây sự phẫn nộ của mẹ thiên nhiên. Khi mà con người đang ngày càng nạo vét, càn quét tài nguyên trên quy mô lớn nhưng lại không ý thức tài nguyên cũng cần thời gian dưỡng sức và phục hồi.

Ví như, thành công của loài bò sữa là khi có thể duy trì được gen duy trì của mình qua các thế kỷ, tuy nhiên, nó lại phải sống đau khổ dưới sự vắt kiệt sức lực tiết sữa chỉ để phục vụ nhu cầu của con người. Cụ thể, những con bò sữa phải bắt mang thai ngay sau khi sinh con 6 tháng, tuần hoàn cuộc đời của con bò sữa chỉ có thể là sinh con và mang thai. Hoàn toàn không có sự vui chơi hay thả chạy ngoài đồng lúa,… Bạn thử áp vào chính mình, có một ai đó, bắt bạn mang thai, sinh nở, rồi lại mang thai liên tục, không cho bạn thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, rút cạn hết sức lực của bạn cho đến khi chết. Cảm giác chẳng thể nào tốt hơn! Vậy mà con người đang làm như thế với môi trường! Rút cạn mà không chờ môi trường phục hồi!

Khi mẹ thiên nhiên không còn sức, và cảm thấy phẫn nộ khi con người không hiểu những hành động tàn sát của mình. Mẹ thiên nhiên đã đáp trả lại con người bằng việc hạn chế tài nguyên của mình, cụ thể, rút nguồn nước!

71% diện tích toàn Trái Đất là nước, trong đó nước biển chiếm đến 96,5%[1], như vậy lượng nước ngọt ta có thể dùng chỉ chiếm 3,5% (xấp xỉ 1.267.599 lít nước) – một con số thực sự rất bé so với 7,9 tỷ dân số thế giới cho đến thời điểm hiện tại.[2]

Một cuộc sống đảm bảo tốt khi con người tiêu thụ trung bình 50 – 100 lít nước mỗi ngày để ăn uống, sinh hoạt, làm việc nhà, kinh doanh,…[3] Thánh Mahatma Gandhi có thể nhịn đói 2 tuần liên tiếp, nhưng không thể nhịn uống nước trong vòng 3 ngày liên tiếp. Lượng nước chúng ta sử dụng lại quá nhiều so với tài nguyên nước sạch chúng ta có. Thế nhưng, chúng ta không những tiết kiệm nguồn nước mà chúng ta thậm chí tàn phá, hủy hoại môi trường nước.

Document

Mới gần đây, Nghiên cứu của Ủy ban Nghiên cứu về nguồn nước của Nam Phi đã công bố báo cáo, đến năm 2025, hơn 60 triệu dân (chiếm 0,76% dân số thế giới) phía Bắc Nam Phi đối mặt với việc không còn nguồn nước uống. Hơn thế nữa, dân số thế giới đang có khoảng 1,1 tỷ dân không được tiếp cận nguồn nước, 2,7 tỷ dân bị thiếu nước ít nhất 1 lần/ 1 năm.[4] Gần hơn nữa, theo số liệu của Viện y học lao động và vệ sinh môi trường, có tới hơn 20% dân số Việt Nam chưa từng được tiếp cận nguồn nước sạch.

Thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ở cấp báo động đỏ, đặc biệt là khu vực Châu Á – chiếc nôi của ngành công nghiệp nhà máy xí nghiệp thế kỷ 21.

Ô nhiễm nguồn nước báo động đỏ – Nguồn: Sawa Việt Nam

 

Có thể nhận thấy rằng, nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước xuất phát từ hai nguyên nhân chính: bản chất tự nhiên của nước và con người.

Mầm sống đầu tiên của Trái đất hình thành và phát triển từ nguồn nước, mọi sự sống trên Trái Đất đều cần nước. Vậy không còn nước sạch, chúng ta sẽ chết. Không có sự tàn khốc nào hơn việc chết vì thiếu ăn, thiếu uống.

Cảnh cáo con người trước những hành động của mình, thiên nhiên chỉ cần một số tác động nhẹ, có thể càn quét và lọc sạch loài người. Ví như, ‘người’ đã đe dọa đánh vỡ Đập Tam Hiệp của Trung Quốc vào năm 2020 (hậu quả có thể càn quét nhiều thành phố lớn của Trung Quốc và ảnh hưởng nền kinh tế Trung Quốc trong những năm tiếp theo đó, theo báo cáo phân tích của các chuyên gia); Cháy rừng amazon 2019 – lá phổi cung cấp 20% oxi cho hành tinh, đã lấy đi nguồn cung cấp lượng mưa lớn nhất trên thế giới;…

Trước những lời cảnh cáo dạo đầu của thiên nhiên như vậy, liệu rằng con người có dừng hành động tàn phá môi trường nước hay không? Hay con người lại tiếp tục hành động bừa bãi, rút ngắn thời gian sống của mình bằng những hành vi xả nước thải không qua xử lý, đổ chất rắn không qua xử lý trực tiếp xuống đất, xả rác trên biển, sông, hồ,…

Phần II – Những hành vi tàn phá môi trường nước của con người

 

[1] How Much Water is There on Earth?

[2] Tháng 5 năm 2021

[3] Transboundary Water Cooperation: Principles, Practice and Prospects for China and Its Neighbours <https://bitly.com.vn/c0zrac>

[4] Freshwater. xem <https://www.worldwildlife.org/initiatives/freshwater>

Document
Categories: Môi Trường
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*