Có những thay đổi nào khi mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2022

Có những thay đổi nào khi mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2022

Có những thay đổi nào khi mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2022

Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất làm cơ sở để NSDLĐ thỏa thuận và trả lương đối với NLĐ. Do đó, với các doanh nghiệp mà có thuê mướn, sử dụng người lao động thì phải đảm bảo là trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Tuy nhiên, pháp luật luôn khuyến khích các doanh nghiệp trả mức lương cho NLĐ cao hơn nhiều so với mức lương tối thiểu và điều đó cũng còn phụ thuộc vào năng lực của NLĐ, năng suất làm việc và sự thỏa thuận của các bên.

Theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 07/2022 này thì mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng lên bình quân 6%  so với mức hiện hành. Vậy mức tăng đó thay đổi cụ thể như thế nào và doanh nghiệp cần chú ý có những thay đổi nào khi mức lương tối thiểu tăng? Luật Nghiệp Thành sẽ làm rõ nội dung cho bạn đọc.

1. Mức lương tối thiểu tháng và giờ đối với NLĐ làm việc cho NSDLĐ theo vùng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

 

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Lương tối thiểu

(+ 7% đối với NLĐ đã qua học nghề, đào tạo nghề)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.680.0005.007.600

22.500

Vùng II

4.160.0004.451.200

20.000

Vùng III

3.640.0003.894.800

17.500

Vùng IV3.250.0003.477.500

15.600

Tham khảo thêm Danh mục địa bàn tham khảo tại Phụ lục của Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Mặc dù, trước đó Nghị định quy định về mức lương tối thiểu không đề cập đến việc tăng 7% lương tối thiểu cho NLĐ có bằng đại học, cao đẳng, trung cấp tuy nhiên Công văn 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN có hiệu lực ngày 17/6/2022 đã giải đáp vấn đề trên cho thấy vẫn tiếp tục cộng thêm 7% lương tối thiểu vùng cho các đối tượng NLĐ trên.

Cụ thể,

Nếu các nội dung thỏa thuận về chế độ tiền lương trả cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu đã nêu trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác thì NSDLĐ tiếp tục thực hiện như đã thỏa thuận khi có mức lương tối thiểu vùng mới.

Nếu thỏa thuận giữa các bên về chế độ trả tiền lương mà đã có lợi hơn so với quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì NSDLĐ vẫn tiếp tục thực hiện.

Tuy nhiên, vẫn loại trừ trường hợp có nếu có sự thỏa thuận khác giữa NSDLĐ và NLĐ nhưng phải tuân theo quy định pháp luật lao động.

Cho thấy, Pháp luật vẫn khuyến khích NSDLĐ trả mức lương cao hơn mức tối thiểu quy định và vẫn ưu tiên để hai bên tự thương lượng, thỏa thuận về mức lương, cũng như nếu tại hợp đồng, thỏa ước lao động và các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi cho người lao động thì vẫn được tiếp tục áp dụng.[1]

2. Sẽ có những thay đổi nào khi mức lương tối thiểu vùng tăng từ ngày 01/7/2022.

a. NSDLĐ phải tăng lương cho NLĐ: Khi NLĐ đang nhận lương tối thiểu vùng, cần lưu ý sau khi tăng không được thấp hơn mức lương tối thiểu quy định.[2]

b. Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN:[3]

Cần lưu ý mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Do đó,

+ Nếu doanh nghiệp đang đóng BHXH, BHYT BHTN theo mức lương tối thiểu vùng thì phải điều chỉnh lại mức tiền lương tối thiểu vùng dẫn đến tăng mức đóng BHXH, BHYT, BHTN.

+ Nếu đã đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ theo mức lương cao hơn lương tối thiểu vùng thì doanh nghiệp không cần điều chỉnh tăng.

c.Tiền đóng kinh phí công đoàn:[4]

Theo quy định, Mức đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Nếu mức đóng BHXH bắt buộc tại Mục b. tăng thì phải tiền đóng kinh phí công đoàn sẽ tăng theo.

d. Thay đổi mức tối đa hưởng trợ cấp thất nghiệp:[5]

Theo quy định tại Luật Việc làm 2013, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Cụ thể, mức tối đa đối với từng vùng như sau:

Vùng

Mức tối đa hưởng trợ cấp thất nghiệp (đồng)

Vùng I

23.400.000

Vùng II

20.800.000

Vùng III

18.200.000

Vùng IV

16.250.000

e. Tiền lương ngừng việc:

Tiền lương ngừng việc theo Bộ luật Lao động 2019 cũng có sự thay đổi do mức thấp nhất của tiền lương ngừng việc là mức lương tối thiểu. NSDLĐ cần chú ý không được trả thấp hơn mức lương tối thiểu.[6]

Cụ thể, các trường hợp phải trả tiền lương ngừng việc là khi ngừng việc mà do lỗi của NLĐ làm những người NLĐ khác cùng đơn vị phải ngừng việc theo hoặc do các sự cố về điện, nước không do lỗi NSDLĐ hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, phải di dời nơi hoạt động theo yêu cầu Cơ quan nhà nước hoặc các lý do kinh tế.

Do đó, nếu ngừng việc mà thuộc các trường hợp trên thì NSDLĐ cần chú ý mức tối thiểu với tiền lương ngừng việc đã thay đổi từ ngày 01/7/2022.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Có những thay đổi nào khi mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2022”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

 

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] MỤC 1.(1.1).b Công văn 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN

[2] Điều 90.2 Bộ luật Lao động 2019

[3] Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

[4] Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP

[5] Điều 50 Luật Việc làm 2013

[6] Điều 99 Bộ luật Lao động 2019

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*