Có được từ chối tiêm ngừa Covid-19 sau khi biết loại vắc xin

Có được từ chối tiêm ngừa Covid-19 sau khi biết loại vắc xin

Có được từ chối tiêm ngừa Covid-19 sau khi biết loại vắc xin

Tiêm chủng là việc đưa vắc xin vào cơ thể người nhằm mục đích tạo khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật. Đối với con người, tiêm chủng thường được thực hiện từ lúc còn là trẻ sơ sinh để giúp cơ thể được bảo vệ tốt hơn nhằm ngăn ngừa bệnh tật và nhiều bệnh truyền nhiễm khác. Trước tình hình dịch Covid-19 lây lan mạnh, tiêm chủng chống dịch đang được nhiều quốc gia đẩy mạnh trong đó có Việt Nam. Đây là hoạt động tiêm chủng được phê chuẩn khẩn cấp được thực hiện cho những người có nguy cơ mắc Covid-19 tại các vùng có dịch.

Một khi hoạt động tiêm chủng diễn ra, thì việc tổ chức tiêm chủng đương nhiên sẽ phải tuân thủ các quy tắc nhất định, không có việc loại trừ với các trường hợp đặc biệt. Và đương nhiên đối với vắc xin phòng Covid-19 thì tổ chức tiêm chủng cũng tương tự như các loại vắc xin khác.

Do đó, là một đối tượng tiêm chủng thì người được tiêm sẽ được hướng dẫn; khám sàng lọc, tư vấn trước khi tiêm. Cụ thể là hỏi và ghi chép thông tin về tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng, tiền sử tiêm chủng trước đây; tư vấn về tác dụng, lợi ích sử dụng vacxin và các phản ứng có thể gặp sau khi tiêm; được thông báo về tác dụng, liều lượng, đường dùng của loại vắc xin được tiêm chủng.[1]

Trong quá trình tiêm, người được tiêm sẽ được xem lọ vắc xin trước khi tiêm chủng.[2]

Sau khi tiêm xong, người được tiêm được theo dõi ít nhất là 30 phút sau khi tiêm ngay tại nơi tiêm chủng. Sau khi về, người được tiêm cũng cần theo dõi mình ít nhất 24h sau khi tiêm. Nếu có một trong các dấu hiệu như sốt cao (≥39°C), co giật, khó thở, tím tái. Phát ban và các biểu hiện bất thường khác hoặc có phản ứng thông thường kéo dài hơn 24h sau khi tiêm đều phải liên hệ ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế.[3]

Thông thường, khi tiêm vắc xin, nhân viên y tế sẽ luôn giới thiệu cho bạn loại vắc xin bạn sẽ tiêm, tên là gì, xuất xứ từ nước nào và cả hạn sử dụng của vắc xin. Một số nơi khi triển khai tiêm chủng số lượng người đông, nhân viên y tế quên nói cho bạn biết thì bạn cần yêu cầu nhân viên y tế nói rõ các thông tin của vắc xin.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Với nhiều loại vắc xin Covid-19 đã được cấp phép sử dụng như hiện nay thì người được tiêm có thể sẽ có nguyện vọng được tiêm loại vắc xin mình mong muốn.

Vậy sau khi xem lọ vắc xin người được tiêm có quyền từ chối tiêm dù đang ở trong vùng dịch?

Hiện tại, pháp luật có quy định về vấn đề bắt buộc phải sử dụng vắc xin đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch và đến vùng có dịch.[4] Nhưng chỉ bắt buộc với danh mục bệnh truyền nhiễm phải bắt buộc sử dụng vắc xin do Bộ Y tế ban hành[5]. Tuy nhiên, tại Danh mục đã được ban hành không đề cập bệnh Covid-19. Mà chỉ có các bệnh như ho gà, bạch cầu, bại liệt, rubella, sởi, tả, viêm não Nhật Bản B và bệnh dại.[6]

Vì không đề cập bệnh Covid-19 trong danh mục bắt buộc sử dụng vắc xin do đó không có việc bắt buộc người tại vùng dịch Covid-19 phải tiêm vắc xin. Và chỉ khi Bộ Y tế quy định về việc bắt buộc tiêm vắc xin phòng Covid-19 mà người được yêu cầu từ chối tiêm thì mới bị xử phạt.

Chẳng hạn sau khi bạn ký giấy đồng ý tiêm phòng Covid-19 và khám sàng lọc nhưng khi chuẩn bị tiêm bạn biết được loại vắc xin phòng Covid-19 là loại vắc xin do Trung Quốc sản xuất, bạn không tin tưởng loại vắc xin này dù đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành thì bạn vẫn được quyền từ chối, không bị xử phạt.

Vì thế, cho đến thời điểm hiện tại, nếu đối tượng tiêm có chưa có nhu cầu tiêm vắc xin hoặc không đúng loại mình mong muốn có quyền từ chối và không bị xử phạt theo quy định.

Và trên hết mong rằng vắc xin Nanocovax sớm thử nghiệm thành công và được Bộ Y Tế cấp phép để người Việt Nam được tự hào sử dụng vắc xin do doanh nghiệp Việt Nam sản suất.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Có được từ chối tiêm ngừa Covid-19 sau khi biết loại vắc xin”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bắng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, chia sẻ và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Thuận

[1] Điều 10 Thông tư 34/2018/TT-BYT

[2] Điều 11.6.b Thông tư 34/2018/TT-BYT

[3] Điều 12 Thông tư 34/2018/TT-BYT

[4] Điều 29.2 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007

[5] Điều 30.2.a Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007

[6] Điều 2 Thông tư 38/2017/TT-BYT

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Y Tế

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*