Chứng minh quan hệ vợ chồng không có giấy đăng ký kết hôn

Chứng minh quan hệ vợ chồng không có giấy đăng ký kết hôn

Chứng minh quan hệ vợ chồng không có giấy đăng ký kết hôn để nhận thừa kế

Tình huống: ông A và bà B sống chung với nhau như vợ chồng không có đăng ký kết hôn từ năm 1974 có 3 người con chung sinh năm 1976, 1982 và 1990. Năm 2008 khi ông A chết có để lại tài sản là 2.000m2 đất nông nghiệp ở xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, TP.HCM đứng tên ông A.  Năm 2019 bà B thực hiện thủ tục khai nhận di sản để nhận thừa kế nhưng bà B không có giấy đăng ký kết hôn nên không được chấp nhận. Vậy cho tôi hỏi làm sao để chứng minh là có quan hệ vợ chồng?

Trả lời:

Dựa trên những thông tin bạn cung cấp Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:

Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội thì pháp luật ngày càng hoàn thiện và đề cao trong mọi lĩnh vực trong đó có hôn nhân và gia đình. Cụ thể để được công nhận là vợ chồng hợp pháp thì bắt buộc các cặp đôi phải có giấy đăng ký kết hôn, tuy nhiên hiện giờ vẫn còn rất nhiều trường hợp nhiều người sống chung như vợ chồng trước năm 1987 không có đăng ký kết hôn vẫn được công nhận là hôn nhân hợp pháp. Như vậy có công bằng không ?

Xin  thưa sở dĩ có sự khác nhau như vậy là có cơ sở và hoàn toàn hợp lý, không có sự thiên vị nào cả. Bởi vì chúng ta có thể hiểu một phần là do điều kiện xã hội trước đó đất nước đang trong thời kỳ chiến tranh nên có một số cặp vợ chồng gặp nhau cưới nhau tại chiến trường, nghỉ phép ngắn ngày về cưới không kịp làm giấy đăng ký kết hôn hoặc sau 1975 nhiều cặp vợ chồng cưới nhau tại những vùng đất kinh tế mới, lo làm kinh tế để ổn định cuộc sống nên không quan tâm đến việc cùng nhau đi làm giấy đăng ký kết hôn … Hiểu được về vấn đề này nên quy định của pháp luật cũng không bắt buộc phải thực hiện việc đăng ký kết hôn mà chỉ khuyến khích. Đối với các trường hợp này pháp luật vẫn công nhận là hôn nhân hợp pháp còn có tên gọi là hôn nhân thực tế.Vì những trường hợp này không mang tính bắt buộc vào thời điểm đó nên nhiều người thờ ơ hoặc không hiểu biết pháp luật nên cũng không tiến hành đăng ký kết hôn. Vì lẽ đó nên sẽ gây ra khó khăn về sau này khi phát sinh quan hệ thừa kế hay xác định quan hệ nhân thân cụ thể như trường hợp của bạn. Với vấn đề này chúng tôi nhận định như sau:

Tình huống trên, quan hệ hôn nhân của ông A và bà B là hợp pháp vì theo như thông tin thì 2 người đã chung sống với nhau từ 1974 (trước 3/1/1987) có 3 người con chung là minh chứng cho việc chung sống với nhau dù không có giấy đăng ký kết hôn nhưng vẫn được công nhận (hôn nhân thực tế)[1].

Như vậy ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp và có quyền thừa kế lẫn nhau. Tuy nhiên họ không có giấy đăng ký kết hôn nên phải có nghĩa vụ chứng minh cho cơ quan có thẩm quyền biết đây là vợ chồng hợp pháp. Như vậy làm sao để chứng minh?

Document

Luật Nghiệp Thành gửi bạn một số cách có thể chứng minh như sau:

  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của bà B từ 1974 và có chữ ký của cơ quan có thẩm quyền nơi ông A và bà B sinh sống cụ thể là UBND xã Bình Hưng [2].
  • Viết đơn cam kết có sống chung với nhau như vợ chồng từ năm 1974 và có xác nhận của UBND xã hoặc chính quyền địa phương[3].
  • Việc sống chung như vợ chồng được tổ chức hay những người khác chứng kiến đồng ý[4]
  • Có hình ảnh, tư liệu hoặc có người làm chứng về việc ông A, bà B có tổ chức lễ cưới[5]
  • Việc sống chung như vợ chồng của ông A và bà B được một bên hoặc cả hai bên gia đình chấp nhận[6].
  • Đặc biệt ông A và bà B thực sự chung sống với nhau, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình và ngay trước lúc ông A mất bà B vẫn còn ở bên chăm sóc lo cho ông có sự chứng kiến của người khác (hàng xóm, bác sĩ….)[7].

Như vậy nếu bà B chứng minh được một trong các điều kiện trên thì có thể chứng minh được ông A và bà B đã sống chung với nhau như vợ chồng từ năm 1974

Trên đây là tư vấn của Luật Nghiệp Thành về vấn đề xác định hôn nhân trước 1987 không có giấy đăng ký kết hôn và quyền được nhận di sản thừa kế.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Phạm Văn Trình

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1] Điểm a khoản 3 Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10

[2] Khoản 3 Điều 25 Thông tư 15/2015/TT-BTP

[3] Điểm d khoản 2 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP

[4] Khoản 2 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP

[5] Khoản 2 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP

[6] Khoản 2 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP

[7] Khoản 2 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP

 

 

 

 

 

Document
Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*