Cấp dưỡng cho con chung khi chưa đăng ký kết hôn

Cấp dưỡng cho con chung khi chưa đăng ký kết hôn

Cấp dưỡng cho con chung khi chưa đăng ký kết hôn

Cuộc sống hiện đại, suy nghĩ về hôn nhân cũng ngày một thỏai mái hơn, nhiều cặp nam nữ sống thử với nhau ngay cả khi chính thức đăng ký kết hôn. Các bên quan niệm nếu không hợp thì có thể ngừng sống thử và chia tay mà không phải ràng buộc bất cứ điều gì. Tuy nhiên, nếu giảm bớt sự rườm rà về thủ tục ban đầu thì vấn đề phía sau mới phát sinh nhiều khúc mắc. Đó là các vấn đề tài sản, thậm chí là khi cả hai có con chung mà chia tay thì ai là người nuôi, ai là người cấp dưỡng. Và điều đó có bắt buộc hay không? Luật Nghiệp Thành sẽ tư vấn bạn đọc nội dung trên.

Cấp dưỡng có là bắt buộc khi sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn?

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng.[1]

Nên dù con chung có quan hệ ruột thịt với cha hoặc mẹ nhưng về mặt pháp luật, người con này không có mối quan hệ nào với người được cho là phải cấp dưỡng.

Bởi vì, các bên không đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật nên mối quan hệ cha mẹ con của các bên sẽ không được pháp luật công nhận.

Vì thế, nếu bên nuôi dưỡng con đang gặp khó khăn nhưng lại không được bên còn lại cấp dưỡng nuôi con thì để ràng buộc về mặt pháp lý bạn có thể thực hiện thủ tục xác nhận cha, mẹ, con.

Document

Thủ tục đăng ký xác nhận cha, mẹ

Thông thường, khi xác nhận cha, mẹ cho con thì cha và mẹ cần ra cơ quan đăng ký hộ tịch là Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện.[2] Đó là khi trong trường hợp các bên đều tự nguyện thực hiện. Nhưng nếu bên người cha hoặc mẹ không chấp nhận để trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì cần phải làm gì?

Lúc này, bên còn lại cần nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện của bên không nuôi con đang thường trú để yêu cầu xác định cha, mẹ, con.[3]

Sau khi được Tòa án xem xét và giải quyết cho tới khi có được Quyết định của Tòa án về việc xác định cha, mẹ, con. Quyết định này sẽ được gửi đến Uỷ ban nhân dân cấp xã để đăng ký hộ tịch.[4]

Khi đã xác định được bên kia là cha hoặc mẹ của đứa con thì bên không trực tiếp nuôi dưỡng con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho đến khi con thành niên. Và bên nuôi con cũng sẽ có quyền yêu cầu bên còn lại phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.[5]

Về mức cấp dưỡng phải là bao nhiêu bạn có thể tham khảo tại bài viết Mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn. Dù không đăng ký kết hôn nhưng quy định về mức cấp dưỡng cũng sẽ được áp dụng chung như với trường hợp đã đăng ký kết hôn và ly hôn vì các bên cũng đã xác định cha, mẹ, con.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Cấp dưỡng cho con chung khi chưa đăng ký kết hôn”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành  các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 3.24 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[2] Điều 7.1.a Luật Hộ tịch 2013

[3] Điều 39.1.a Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

[4] Điều 101.2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Điều 7.1.c Luật Hộ tịch 2013

[5] Điều 107, 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Gia Đình

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*