Cảnh báo vay “Tín dụng đen”, vay nợ qua App lãi suất cắt cổ

Cảnh báo vay “Tín dụng đen”, vay nợ qua App lãi suất cắt cổ

Cảnh báo vay “Tín dụng đen”, vay nợ qua App lãi suất cắt cổ

Hiện nay, vì mục đích cũng như nhu cầu vay vốn phục vụ cho cuộc sống, hoạt động kinh doanh mà nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn việc vay vốn. Chính vì nhu cầu đó mà các ngân hàng đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ hoạt động vay vốn của các cá nhân một cách an toàn và phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, quá trình vay vốn tại các ngân hàng phải trải qua trình tự, thủ tục nhất định, tiêu tốn nhiều thời gian nên nhiều người đã lựa chọn cách vay vốn thông qua các tổ chức, cá nhân cho vay khác với lãi xuất khá cao mà chúng tôi gọi đó là các tổ chức “tín dụng đen”.

Đối với nhiều người, “tín dụng đen” đơn giản chỉ là cho vay nặng lãi, tuy nhiên, khi nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành cho thấy, hoạt động “tín dụng đen” không chỉ đơn giản như vậy. Về mặt pháp lý thì chưa có khái niệm thế nào là “tín dụng đen” nhưng có thể hiểu đó là hoạt động cho vay vốn bất hợp pháp, không phù hợp với các quy định của pháp luật. Có thể dễ dàng nhận thấy các biểu hiện và hình thức của hoạt động “tín dụng đen”, cho vay với lãi xuất cao và hình thức đòi nợ mang tính khủng bố tinh thần, sức khỏe người đi vay.

Ngày nay, hoạt động cho vay nặng lãi này đã xuất hiện nhiều biến tướng tinh vi hơn trước đây. Các đối tượng cho vay thực hiện thông qua các ứng dụng điện tử. Khi bạn tra trên google với cụm từ “App vay tiền” bạn có thể nhận được khoảng 35.400.000 kết quả trả /(0,54 giây).

Với những lời quảng bá có cánh như thủ tục nhanh chóng, không cần gặp mặt và không cần thế chấp tài sản, số tiền cho vay nhỏ và thời gian cho vay ngắn, khoảng một tuần. Mà không ít nạn nhân đã bị lừa. Thật sự trên thực tế, người vay chỉ nhận được 2/3 số tiền trên hợp đồng vay, 1/3 còn lại người cho vay giữ để trừ vào tiền lãi và tiền phí các loại dịch vụ. Hết một tuần, nếu người vay không trả được nợ thì nhân viên của các app sẽ tiếp tục giới thiệu các app mới để người vay tiếp tục vay của app sau để trả cho app trước.

Khi các “con nợ” không có khả năng chi trả nợ gốc lẫn lãi ngày một tăng thì phía bên cho vay thông qua “các app” còn tàn khốc hơn cả “tín dụng đen” ngoài đời, đòi nợ bằng cách khủng bố tinh thần của người vay. Ví dụ điển hình là câu chuyện của chị Nguyễn N. (22 tuổi; sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TP HCM; tạm trú quận 6, TP HCM). Theo lời kể của N, chị vay 2 triệu đồng từ ứng dụng (app) vay  trên điện thoại nhưng sau đó phải trả 16 triệu đồng, sau 3 tháng. Từ 2 triệu đồng mất 3 tháng vay cho 3 app, chị phải trả 16 triệu đồng. Chưa kể nhận hàng chục cuộc gọi đe dọa, nếu tôi không nghe máy, lập tức các số điện thoại của người thân có trong danh bạ đều bị làm phiền khiến tôi vô cùng hoang mang[1]

Tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội ngày 3-11-2020, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) phát biểu ý kiến cho rằng, mặc dù tình trạng “tín dụng đen” sau khi truy quét quyết liệt đã giảm nhưng gần đây lại nổi lên tình trạng cho vay qua mạng hay còn gọi là cho vay qua các app điện thoại, trong đó nhiều app cho vay với mức lãi suất cắt cổ và thủ đoạn đòi nợ còn tàn khốc hơn rất nhiều.[2]

Mặc dù, pháp luật nước ta đã có những quy định như:

–  Luật Đầu tư 2020, chính thức có hiệu lực từ ngày 1-10-2021, cấm tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ. (Các bạn có thể tham khảo bài viết của Luật Nghiệp Thành :Cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ).

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

– Bộ Luật Dân sự năm 2015 cũng quy định về lãi suất thỏa thuận vượt quá 20% năm là vi phạm, người cho vay sẽ bị xử lý[3].

– Người cho vay nặng lãi cũng có thể bị xử lý theo Bộ Luật Hình sự 2015 theo tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, mức phạt cao nhất là phạt từ đến 03 năm[4].

Dù vậy, các tổ chức “tín dụng đen”, tình trạng đòi nợ theo kiểu xã hội “đen” vẫn tái diễn và những chiêu trò lách luật cũng ngày càng tinh vi hơn, đa phần các đối tượng cho vay lách luật bằng cách áp đặt mức lãi suất trong giao dịch luôn để ở dưới mức trần pháp luật quy định, còn lại là dồn vào tiền phí và tiền phạt vi phạm. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì pháp luật chỉ khống chế mức trần đối với lãi suất, chưa có quy định rõ ràng để khống chế mức trần đối với tiền phạt vi phạm, mức tiền phạt vi phạm là do các bên tự thỏa thuận.

Trước tình trạng diễn biến phức tạp do hình thức cho vay nặng lại biến tướng thông qua các ứng dụng điện tử hiện nay, hình thức cho vay nặng lãi khác làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, cuộc sống mọi người. Luật Nghiệp Thành mong muốn bạn đọc trang bị cho mình những kiến thức cũng như các thông tin cần thiết để bảo vệ bản thân cũng như gia đình mình khi có ý định vay vốn.

Hiện nay, thì bạn đọc có thể khảo những nơi vay vốn an toàn như:

  • Vay vốn tại các ngân hàng:
Ưu điểmKhuyết điểm
– Lãi suất cho vay trong giới hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định.– Buộc bạn phải có tài sản bảo đảm. Ngoài tài sản bảo đảm, bạn cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định tùy theo chương trình cho vay; Thời hạn giải ngân chậm do phải có thời gian thẩm định hồ sơ,…
  • Vay công ty tài chính:
Ưu điểmKhuyết điểm
– Không buộc bạn phải có tài sản bảo đảm và các điều kiện khác như loại hình vay ở ngân hàng.

– Thủ tục nhanh chóng.

– Thời hạn giải ngân nhanh chóng, tiện lợi.

– Lãi suất cho vay khá cao nhưng trong giới hạn quy định về lãi suất theo Bộ luật dân sự hiện hành.
  • Vay quỹ tín dụng nhân dân:
Ưu điểmKhuyết điểm
– Lãi suất vay vốn thấp nhất trên địa bàn.

– Lãi suất tiết kiệm cao nhất trên địa bàn.

– Quy trình, thủ tục nhanh gọn.

– Chuyên nghiệp và chu đáo.

– Luôn hỗ trợ và chia sẻ các khó khăn.

– Cùng phát triển địa phương & cộng đồng.

Một trong những điều kiện để đựơc vay vốn từ Quỹ tín dụng nhân dân, đó phải là thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân hoặc là hộ nghèo ( để là thành viên của Quỹ đòi hỏi phải góp vốn với mức tối thiểu là 300.000 đồng cùng với việc đóng lệ phí thường niên)

 

Trên đây là tư vấn của Luật Nghiệp Thành về “Cảnh báo vay “Tín dụng đen”, vay nợ qua App lãi suất cắt cổ”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Thị Tú Anh.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

 

 

[1] Tham khảo Báo người lao động.

[2] Tham khảo Báo nhân dân điện tử.

[3] Điều 468.1 Bộ luật dân sự 2015.

[4] Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015.

Document
Categories: Cộng Đồng

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*