Căn cước điện tử

Căn cước điện tử

Căn cước điện tử

Luật Căn cước 2023 của Việt Nam đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc số hóa và quản lý danh tính công dân. Một trong những điểm nổi bật của Luật này là việc giới thiệu và triển khai Căn cước điện tử (sau đây gọi tắt là CCĐT) giúp đơn giản hóa các thủ tục hành chính và tăng cường tính bảo mật. Vậy CCĐT là gì? Sau đây, Luật Nghiệp Thành sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về CCĐT.

1. CCĐT là gì?

– CCĐT là một dạng căn cước của công dân được số hóa và hiển thị qua tài khoản ĐDĐT do hệ thống định danh và xác thực điện tử của cơ quan nhà nước tạo ra[1]. CCĐT sẽ có giá trị tương đương với thẻ căn cước công dân truyền thống.

– Mỗi công dân Việt Nam được cấp 01 CCĐT từ ngày 01/07/2024[2].

2. CCĐT dùng để làm gì?

– Công dân có quyền sử dụng CCĐT trong giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp[3].

– Công dân Việt nam có nghĩa vụ xuất trình CCĐT khi người có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật[4].

– CCĐT sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân[5].

3. CCĐT chứa danh tính điện tử và các thông tin sau[6]:

Document
1. Nơi sinh10. Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân 09 số, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, con, người đại diện hợp pháp, người được đại diện
2. Nơi đăng ký khai sinh11. Nơi thường trú
3. Quê quán12. Nơi tạm trú
4. Dân tộc13. Nơi ở hiện tại
5. Tôn giáo14. Số thuê bao di động, địa chỉ thư điện tử
6. Quốc tịch15. Thông tin nhân dạng
7. Nhóm máu16. Nghề nghiệp, trừ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu
8. Số chứng minh nhân dân 09 số17. Thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác (theo đề nghị của công dân và đã được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành)
9. Ngày, tháng, năm cấp, nơi cấp, thời hạn sử dụng của thẻ Căn cước, thẻ Căn cước công dân, chứng minh nhân dân 12 số đã được cấp

 

4. Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng CCĐT bao gồm[7]:

– Làm giả, sửa chữa, cố ý làm sai lệch nội dung CCĐT;

– Chiếm đoạt, sử dụng trái phép CCĐT;

– Sử dụng CCĐT giả.

5. Các trường hợp bị khóa CCĐT[8]

– CCĐT có thể bị khóa khi người dùng yêu cầu; vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia; bị thu hồi, giữ thẻ căn cước; chết hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

6. Các trường hợp được mở khóa CCĐT[9]

– CCĐT có thể được mở khóa khi người dùng yêu cầu sau khi tự khóa; khắc phục vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia; được trả lại thẻ căn cước hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Căn cước điện tử”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Phạm Thị Tuyết Như

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Luật sư kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 3.17 Luật Căn cước 2023

[2] Điều 31.1 Luật Căn cước 2023

[3] Điều 5.1 Luật Căn cước 2023

[4] Điều 5.3 Luật Căn cước 2023

[5] Điều 31 Luật Căn cước 2023

[6] Điều 31.2 Luật Căn cước 2023

[7] Điều 7.7 Luật Căn cước 2023

[8] Điều 34.1 Luật Căn cước 2023

[9] Điều 34.2 Luật Căn cước 2023

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*