Các hạng giấy phép lái xe

Các hạng giấy phép lái xe

Các hạng giấy phép lái xe

Giấy phép lái xe là chứng chỉ quan trọng mà mọi người tham gia giao thông đều phải có để điều khiển các phương tiện hợp pháp trên đường. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các phân hạng giấy phép lái xe và điều kiện để được cấp từng loại. Mỗi hạng giấy phép đều có những quy định cụ thể, phù hợp với từng loại phương tiện và mục đích sử dụng. Bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ giúp bạn tìm hiểu về các phân hạng giấy phép lái xe hiện nay, từ những loại thông dụng đến những loại giấy phép chuyên biệt, nhằm giúp bạn nắm bắt rõ hơn về yêu cầu và quyền lợi khi sở hữu chúng.

Từ ngày 01/01/2025, các phân hạng giấy phép lái xe được quy định như sau[1]:

STTHạngPhạm vi cấp phép dành cho người lái xeThời hạn
1A1Mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125 cm³ hoặc công suất động cơ điện đến 11 Kw.Không thời hạn[2]
2AMô tô hai bánh có dung tích xi-lanh trên 125 cm³ hoặc công suất động cơ điện trên 11 kW và xe thuộc hạng A1.
3B1Mô tô ba bánh và xe thuộc hạng A1.

 

4BÔ tô chở người đến 8 chỗ (không tính ghế lái), ô tô tải; ô tô chuyên dùng có khối lượng tối đa 3.500 kg và xe thuộc hạng B kéo rơ moóc có khối lượng tối đa 750 kg.10 năm kể từ ngày cấp[3]
5C1Ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng từ 3.500 kg đến 7.500 kg; xe thuộc hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng tối đa 750 kg; xe thuộc hạng B.
6CÔ tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng trên 7.500 kg; xe thuộc hạng C kéo rơ moóc có khối lượng tối đa 750 kg; xe thuộc hạng B, C1.05 năm kể từ ngày cấp[4]
7D1Ô tô chở người từ 9 đến 16 chỗ (không tính ghế lái); xe thuộc hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng tối đa 750 kg; xe thuộc hạng B, C1, C.
8D2Ô tô chở người (kể cả xe buýt) từ 17 đến 29 chỗ (không tính ghế lái); xe thuộc hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng tối đa 750 kg; xe thuộc hạng B, C1, C, D1.
9DÔ tô chở người trên 29 chỗ (không tính ghế lái); xe chở người giường nằm; xe thuộc hạng D kéo rơ moóc có khối lượng tối đa 750 kg; xe thuộc hạng B, C1, C, D1, D2.
10BEThuộc hạng B kéo rơ moóc có khối lượng trên 750 kg.
11C1EThuộc hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng trên 750 kg.
12CEThuộc hạng C kéo rơ moóc có khối lượng trên 750 kg và xe đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.
13D1EThuộc hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng trên 750 kg.
14D2EThuộc hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng trên 750 kg.
15DEThuộc hạng D kéo rơ moóc có khối lượng trên 750 kg; xe chở khách nối toa.

Lưu ý:

– Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dành riêng cho người khuyết tật sẽ được cấp GPLX hạng A1. Người khuyết tật điều khiển xe ô tô số tự động được thiết kế phù hợp với tình trạng khuyết tật sẽ được cấp GPLX hạng B[5].

– Người điều khiển xe chở hàng bốn bánh hoặc xe chở người bốn bánh có gắn động cơ phải sử dụng GPLX tương ứng với loại xe ô tô tải hoặc xe ô tô chở người cùng loại[6].

Document

– Người điều khiển xe ô tô đã được thiết kế hoặc cải tạo để có ít chỗ ngồi hơn so với xe cùng loại phải sử dụng giấy phép lái xe tương ứng với loại xe có số chỗ ngồi nhiều nhất và kích thước tương đương[7].

Trên đây là nội dung tư vấn về “Các phân hạng giấy phép lái xe”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Phạm Thị Tuyết Như

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Luật sư kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 57.1 Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ 2024

[2] Điều 57.5.(a) Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ 2024

[3] Điều 57.5.(b) Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ 2024

[4] Điều 57.5.(c) Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ 2024

[5] Điều 57.2 Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ 2024

[6] Điều 57.3 Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ 2024

[7] Điều 57.4 Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ 2024

Document

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*