Các hành vi bị cấm khi tham gia Bảo hiểm y tế

Các hành vi bị cấm khi tham gia Bảo hiểm y tế

Các hành vi bị cấm khi tham gia Bảo hiểm y tế

Lĩnh vực về Bảo hiểm xã hội ra đời đánh dấu bước tiến bộ và thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến đời sống nhân dân. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những hành vi trái pháp luật nhằm phá vỡ mục đích cung cấp dịch vụ ưu đãi trong bảo hiểm y tế và nhà nước chưa thể kiểm soát được. Chính vì vậy, một số hành vi được quy định là hành vi bị cấm khi tham gia vào lĩnh vực bảo hiểm y tế.

Cùng Luật Nghiệp Thành lược qua một số hành vi bị cấm khi tham gia lĩnh vực Bảo hiểm y tế hiện nay nhé!

Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực Bảo hiểm y tế (BHYT)[1]:

  1. Hành vi không đóng hoặc đóng thiếu BHYT bắt buộc
  • Cá nhân[2]: BHYT là một hình thức bảo hiểm được áp dụng bắt buộc với những đối tượng Luật quy định[3]. Như vậy, khi bạn là đối tượng được hưởng BHYT, bạn đương nhiên khám chữa bệnh (KCB) với những ưu đãi về chi phí mà BHYT chi trả. Tuy nhiên, bạn cố tình không đóng, hoặc đóng thiếu BHYT nhưng vẫn yêu cầu nhà nước cung cấp cho bạn những ưu đãi người đóng đủ được hưởng. Bạn đã có hành vi lấy lợi từ số tiền đóng BHYT. Đây là hành vi bị cấm trong BHYT.
  • Doanh nghiệp, công ty, tổ chức[4]: doanh nghiệp có thể lợi dụng, lừa dối người lao động trong việc thu tiền BHYT và thực tế không nộp hoặc nộp thiếu số tiền BHYT. Nhằm thu lợi từ số tiền BHYT từ người lao động không hợp pháp.
  1. Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế.
  • Sử dụng thẻ BHYT không phải của mình để KCB[5]: Bạn không đóng hoặc đóng không đủ tiền BHYT nên không có thẻ BHYT để KCB. Bạn mượn thẻ BHYT của người khác và khi đi khám, khai gian thông tin để được hưởng ưu đãi về chi phí KCB.
  • Khai gian thông tin, giả mạo hồ sơ để chuyển đổi mức hưởng BHYT[6]
  1. Sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sai mục đích.
  • Nhân viên y tế lập hồ sơ bệnh án, kê khống hóa đơn, số thuốc mà thực tế không có người KCB nào sử dụng hóa đơn, số thuốc đó[7]. Thông thường, hành vi kê khống này có thể giúp nhân viên, người thực hiện hành vi kê thuốc có thể lấy thuốc, hóa đơn nhằm thu lợi cho riêng mình (bán lại số thuốc đó, hoặc tự mình sử dụng,…) Ngoài ra, việc kê khống còn giúp cho công ty, bệnh viện tư/công có thể giảm phần thuế cần phải nộp đối với nhà nước. Chính vì vậy, đây là hành vi nghiêm cấm trong lĩnh vực BHYT.
  • Hành vi áp sai về giá, ghi sai chủng loại, đơn vị, tên dịch vụ kỹ thuật trong thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế[8].
  • Nhân viên y tế, bác sỹ lạm dụng việc chỉ định và sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật quá mức cần thiết[9] để tăng mức chi phí BHYT chi trả, và có thể buộc người KCB trả thêm những chi phí không cần thiết.
  1. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế và của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.

Bạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để không khám cho những người khám theo diện BHYT. Có sự phân biệt đối xử với những người này bằng cách cố tình để người khám chờ đợi lâu, hành xử không tôn trọng người khám, hoặc trì hoãn xử lý các hồ sơ giấy tờ liên quan,…

  1. Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm y tế.
  • Doanh nghiệp, tổ chức, các công ty, cơ sở khám bệnh. Việc kê khai sai, không đúng sự thật về số lượng lao động nộp BHYT, hoặc đưa các đối tượng được không được hưởng BHYT bắt buộc vào danh sách tham gia BHYT của công ty,… nhằm hưởng lợi số tiền BHYT mà người lao động đã đóng làm của riêng mình, tạo điều kiện không hợp pháp, gây ảnh hưởng quyền chính đáng của người lao động.[10]
  • Cơ sở khám chữa bệnh: Khai gian số lượng người hiến tạng để được hưởng số tiền BHYT[11], hoặc cung cấp không đúng danh sách tham gia BHYT của cơ sở[12],…
  1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để chuyển đổi mức hưởng BHYT[13]
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để đưa người không phải thuộc đối tượng hưởng BHYT vào danh sách tham gia BHYT[14]. BHYT có những ưu đãi về chi phí KCB, ưu đãi về chi phí thuộc, sử dụng dịch vụ y tế công cộng, các chính sách giảm trừ chi phí KCB,… Việc được hưởng BHYT là quyền lợi đặc biệt mà nhà nước dành tặng cho công dân. Tuy nhiên, vẫn có nhiều hành vi cố ý sử dụng quyền hạn của mình để sửa đổi thông tin, cung cấp thông tin không chính xác để cấp quyền lợi này cho những đối tượng không thuộc danh sách tham gia BHYT nhà nước quy định.
  • Lợi dụng chức vụ có thẩm quyền để phê duyệt danh sách các dịch vụ cận lâm sàng không cần thiết cho việc khám chữa bệnh của cơ sở khám chữa bệnh từ quỹ BHYT[15].

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Các hành vi bị cấm khi tham gia lĩnh vực Bảo hiểm y tế”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Document

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 11 Văn bản hợp nhất 28 VBHN-VPCP 2020

[2] Điều 80(1) Nghị định 117/2020

[3] Điều 2(1) Văn bản hợp nhất 28 VBHN-VPCP 2020

[4] Điều 80(2) Nghị định 117/2020

[5] Điều 84 Nghị định 117/2020

[6] Điều 11(2) Văn bản hợp nhất 28/2020 và Điều 5 Thông tư 30/2020

[7] Điều 85 Nghị định 117/2020

[8] Điều 88 Nghị định 117/2020

[9] Điều 95(1)(b) Nghị định 117/2020

[10] Điều 91, 92 Nghị định 117/2020

[11] Điều 7(3)(a) Thông tư 30/2020

[12] Điều 83, Nghị định 117/2020

[13] Điều 5 Thông tư 30/2020

[14] Điều 81 Nghị định 117/2020

[15] Điều 9 Thông tư 30/2020

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*