Các chính sách khuyến khích sinh con

Các chính sách khuyến khích sinh con

Các chính sách khuyến khích sinh con

Bắt đầu từ ngày 28/04/2020, Thủ tướng vừa phê duyệt các nội dung liên quan đến điều chỉnh mức sinh con. Qua đó, có nhiều chính sách khuyến khích sinh con đối với từng vùng địa phương. Và cả những hỗ trợ về mặt tài chính, sức khỏe, nhà ở,… cho các cặp đôi đáp ứng đủ điều kiện. Vậy có gì trong chính sách sẽ được thực hiện từ nay đến năm 2030?. Sau đây, Luật Nghiệp Thành sẽ giúp bạn đọc có mối quan tâm hiểu rõ và nắm bắt thông tin hữu ích về nội dung trên.

Hiện trạng về mức sinh của nước ta tính đến năm 2019

Để dân số không tăng quá nhanh hay bị già hóa, gây ảnh hưởng và tạo nhiều áp lực đến sự phát triển kinh tế – xã hội. Do vậy mà các nước trên thế giới đều cố gắng duy trì mức sinh thay thế. Nhưng mức sinh thay thế là gì? Mức sinh thay thế là số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ[1]. Nghĩa là mỗi người mẹ sinh được 2 con thì sẽ đạt mức sinh thay thế. Nhưng do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như tuổi thọ của phụ nữ do kết hôn muộn, tỷ suất chết của trẻ em, tỷ lệ người độc thân và các trường hợp vô sinh,…. Nên mức sinh thay thế thường hơn 2 con.

Tại Việt Nam, tổng tỷ suất sinh theo thống kê năm 2019 là 2,09 con/phụ nữ. Và đã duy trì ổn định mức sinh trong 10 năm qua và đạt ở mức sinh thay thế. Tuy nhiên, giữa các vùng và địa phương trên cả nước đang có sự chênh lệch rất lớn về tỷ suất sinh.

Tại khu vực thành thị là 1,83 con/phụ nữ nhưng tại khu vực nông thôn là 2,26 con/phụ nữ. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh có mức sinh thấp nhất cả nước là 1,39 con/ phụ nữ, tương đương với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc hiện nay. Nhưng Hà Tĩnh lại là tỉnh có mức sinh cao nhất 2,83 con/phụ nữ.[2] Trước sự chênh lệch về mức sinh như vậy, sẽ gây ra nhiều khó khăn cho sự phát triển bền vững và còn làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Do đó, chính sách về điều chỉnh mức sinh sao cho hợp lý với từng vùng địa phương là điều rất đáng quan tâm.

Dưới đây là bảng phân loại mức sinh của các tỉnh, thành phố[3]

Vùng mức sinh thấp

(21 tỉnh)

Vùng mức sinh cao

(33 tỉnh)

Vùng mức sinh thay thế

(9 tỉnh)

Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa, Long An, Bạc Liêu, Tây Ninh, Sóc Trăng, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Thuận, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Kiên Giang.Hà Tĩnh, Lai Châu, Quảng Trị, Yên Bái, Điện Biên, Nghệ An, Tuyên Quang, Ninh Bình, Sơn La, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Giang, Bắc Giang, Thanh Hóa, Phú Thọ, Kon Tum, Hòa Bình, Đắk Nông, Cao Bằng, Quảng Bình, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Gia Lai, Thái Nguyên, Hưng Yên, Đắk Lắk, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Hà Nam và Hải Dương.Ninh Thuận, Quảng Ninh, Bình Định, Lâm Đồng, Phú Yên, Trà Vinh, Hải Phòng, Hà Nội và Bình Phước.

 

Nội dung của chính sách

  1. Tuyên truyền, vận động đối với một số địa phương cụ thể

– Địa phương có mức sinh cao:[4]

+ Đối tượng tuyên truyền: Cặp vợ chồng đã sinh hai con và có ý định sinh thêm con thứ ba.

+ Với khẩu hiệu vận động là “Dừng ở hai con để nuôi, dạy cho tốt”

+ Giảm 10% tổng tỷ suất sinh (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có trên 2,2 con)[5]

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

+ Vận động không kết hôn và sinh con quá sớm, không sinh con liên tiếp và không sinh nhiều con để không gây áp lực tài chính lên gia đình. Tuyên truyền về lợi ích của việc sinh ít con đối với phát triển kinh tế – xã hội.

+ Người dân sẽ được hỗ trợ thực hiện kế hoạch hóa gia đình, gồm các phương tiện tránh thai.

Có bồi dưỡng cho người thực hiện nhiệm vụ và người vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

– Địa phương có mức sinh thấp và đã đạt mức sinh thay thế:[6]

+ Bãi bỏ các chính sách khuyến khích sinh ít con.

Trong 10 năm qua, nước ta đã duy trì chính sách sinh ít con đó là “Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có 1-2 con”. Nhưng trước xu hướng dân số giảm dẫn tới mất cân bằng tại 21 địa phương có mức sinh thấp và 9 địa phương đạt mức sinh thay thế. Vì vậy mà chính sách “Mỗi cặp vợ chồng sinh đủ 2 con” đang được khuyến khích thực hiện.

+ Tuyên truyền về lợi ích của việc sinh đủ hai con; yếu tố bất lợi của việc sinh con, kết hôn quá muộn; sinh ít con đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.

+ Tập trung vận động nam, nữ thanh niên không kết hôn muộn, sinh con muộn. Và mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con và nuôi dạy con tốt.

+ Tăng 10% tổng tỷ suất sinh (bình quân mỗi phụ trong độ tuổi sinh đẻ có dưới 2,0 con)[7]

  1. Các hoạt động ưu tiên thực hiện[8]

– Được hỗ trợ tư vấn và cung cấp dịch vụ hôn nhân và gia đình như:

+ Phát triển câu lạc bộ kết bạn trăm năm;

+ Hỗ trợ nam, nữ thanh niên kết bạn;

+ Được tư vấn sức khỏe trước khi kết hôn;

+ Khuyến khích nam nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con. Phụ nữ nên sinh con thứ hai trước 35 tuổi.

– Thực hiện xây dựng môi trường, cộng đồng phù hợp với các gia đình nuôi con nhỏ. Sẽ cho thí điểm, nhân rộng các dịch vụ thân thiện như đưa, đón trẻ, trông trẻ, ngân hàng sữa mẹ, bác sỹ gia đình.

Quy hoạch và xây dựng các điểm trông, giữ trẻ, nhà mẫu giáo và đảm bảo phù hợp với điều kiện của các bà mẹ. Đặc biệt là tại các khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô thị.

– Đối với phụ nữ mang thai sẽ được tư vấn, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Như sàng lọc vô sinh, sàng lọc trước và sau sinh và phòng chống suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, sẽ tạo điều kiện được trở lại nơi làm việc cho phụ nữ sau khi sinh con. Còn có giảm thuế thu nhập cá nhân và miễn giảm các khoản đóng góp công ích theo hộ gia đình;…

– Đối với cặp vợ chồng sinh đủ hai con sẽ được hỗ trợ:

+ Mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở.

+ Ưu tiên vào các trường công lập và được hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em.

+ Xây dựng mô hình quản lý, phát triển kinh tế gia đình.

– Đối với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hay kết hôn quá muộn: sẽ bị tăng trách nhiệm đóng góp xã hội và cộng đồng. Nội dung này sẽ được từng bước thí điểm.

  1. Mở rộng các dịch vụ liên quan[9]

– Phổ cập dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản với người dân.

– Sẽ triển khai các loại hình phòng, tránh vô sinh đối với độ tuổi từ vị thành niên. Đẩy mạnh và phát triển mạng lưới hỗ trợ sinh sản.

– Đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới và hải đảo:

+ Thực hiện tổ chức các loại hình cung cấp dịch vụ phù hợp.

+ Tư vấn, kiểm tra sức khỏe.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Các chính sách khuyến khích sinh con”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[2] Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

[3] Danh mục các tỉnh, thành phố theo vùng mức sinh ban hành kèm theo Quyết định 588/QĐ-TTg

[4] Điều 1.II.2.b Quyết định 588/QĐ-TTg

[5] Điều 1.I.2 Quyết định 588/QĐ-TTg

[6] Điều 1.II.2.b Quyết định 588/QĐ-TTg

[7] Điều 1.1.2 Quyết định 588/QĐ-TTg

[8] Điều 1.II.3 Quyết định 588/QĐ-TTg

[9] Điều 1.II.4 Quyết định 588/QĐ-TTg

 

 

 

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Gia Đình

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*