Bên nuôi con không đồng ý nhận tiền cấp dưỡng khi ly hôn

Bên nuôi con không đồng ý nhận tiền cấp dưỡng khi ly hôn

Bên nuôi con không đồng ý nhận tiền cấp dưỡng khi ly hôn

Câu hỏi: Tôi và vợ đã ly hôn, Toà đã quyết định cho vợ tôi nuôi con, còn tôi sẽ cấp dưỡng cho cháu mỗi tháng. Tuy nhiên, vợ cũ của tôi lại không nhận tiền cấp dưỡng, mà nói rằng đã chăm lo cuộc sống đầy đủ cho con nên không cần tiền cấp dưỡng nữa. Tôi phải làm gì để gửi tiền cấp dưỡng cho con, vì tôi vẫn muốn chăm sóc cháu. Mong được giải đáp.

Luật Nghiệp Thành tư vấn bạn đọc như sau:

Dù sau khi vợ chồng bạn ly hôn, bạn là người không trực tiếp nuôi con nhưng vì là cha đứa bé nên bạn vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Như bạn đã nêu sau khi có quyết định ly hôn của Toà án, bạn sẽ cấp dưỡng cho con mình cho đến khi con thành niên và có tài sản để nuôi mình. Đến lúc đó, thì nghĩa vụ cấp dưỡng của bạn mới chấm dứt. Hơn nữa, người nuôi cháu bé cũng không có quyền từ chối phần tiền cấp dưỡng của bạn do bạn chỉ đang thực hiện nghĩa vụ của mình.[1]

Có thể vì các vấn đề tình cảm nên người nuôi con là vợ cũ của bạn mới từ chối tiền cấp dưỡng. Nếu vẫn không thuyết phục được, bạn có thể thực hiện yêu cầu thi hành án đến Cơ quan thi hành án cấp huyện[2]. Khi thực hiện việc này, thì cơ quan thi hành án sẽ phụ trách việc gửi tiền của bạn cho người vợ đang nuôi dưỡng con.

1.Cách thực hiện

Cụ thể, bạn có thể gửi đơn/trình bày bằng lời nói/gửi đơn qua bưu điện kèm theo quyết định của Toà án về việc cấp dưỡng của bạn.

Chú ý đơn yêu cầu cần có các nội dung: Tên, địa chỉ của bạn là người yêu cầu; Tên, địa chỉ của người vợ; Nội dung yêu cầu; Thông tin về tài sản, điều kiện của bạn; Ngày tháng làm đơn. Cũng cần ghi rõ nơi tiếp nhận đơn của bạn là Cơ quan thi hành án cấp huyện nơi các bên đã nộp đơn ly hôn tại Toà án nhân dân cấp huyện. Cuối cùng là ký tên hoặc điểm chỉ của bạn.[3]

Bởi vì thông thường như các trường hợp mà bên vợ hoặc chồng không đồng ý cấp dưỡng sau khi ly hôn nhiều năm thì bên nuôi con cũng sẽ nộp đơn yêu cầu thi hành án để cưỡng chế người chồng thực hiện nghĩa vụ của mình. Cho nên, điều đó cũng tương tự khi một bên không đồng ý nhận tiền cấp dưỡng thì bên kia cũng có thể yêu cầu thi hành án.[4]

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Sau đó, khi cơ quan thi hành án chấp nhận yêu cầu của bạn, bạn sẽ nộp tiền cho Chấp hành viên tại Cơ quan thi hành án. Nhiệm vụ của chấp hành viên sẽ yêu cầu đương sự là vợ cũ của bạn đến nhận tiền cấp dưỡng. Tuy nhiên, nếu không nhận thì số tiền trên sẽ xử lý theo quy định pháp luật.[5]

2.Xử lý tiền, tài sản khi bên nuôi con không đến nhận tiền

Nếu như vợ bạn không đến nhận tiền sau thời hạn 15 ngày bên Cơ quan thi hành án có quyết định trả lại tiền thì Chấp hành viên đảm nhiệm sẽ gửi số tiền đó theo hình thức tiết kiệm không thời hạn và đồng thời cũng sẽ thông báo cho vợ bạn biết. Nếu sau 03 tháng không nhận mà không có lý do chính đáng thì vẫn sẽ gửi tiết kiệm và thông báo như trước.

Và hết thời hạn 05 năm, mà cũng không nhận tiền thì số tiền trên được sung quỹ nhà nước.

Do đó, nếu thực hiện cách trên thì cần phải thuyết phục vợ bạn nhận tiền, dù vợ bạn nhất quyết là đã chăm lo cuộc sống con đầy đủ nhưng việc cấp dưỡng cũng là quyền lợi mà con nhận được từ cha mình, nên không có lý do nào để từ chối.

3.Bên cạnh đó, nếu cách trên không khả quan bạn có thể thực hiện tặng cho tiền cho con. Điều này cũng sẽ tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.[6]

Nếu con của bạn dưới 15 tuổi thì bạn có thể giao cho người khác quản lý cho đến khi con đủ 15 tuổi và có thể tự mình quản lý tài sản.

Người mẹ sẽ không thể quản lý tài sản của con khi bạn đã chỉ định rõ là tặng cho tài sản cho con và cho người khác quản lý.

Dù con cái có cuộc sống đầy đủ do người mẹ nuôi dưỡng nhưng khi ly hôn người con cũng sẽ có sự thiệt thòi về mặt tình cảm. Nên là người làm cha thì việc cấp dưỡng về mặt vật chất cũng sẽ nâng cao mặt tinh thần cho con rất nhiều. Vì là trách nhiệm của người làm cha và mẹ, nên việc ngăn cản con nhận cấp dưỡng của cha từ phía người nuôi dưỡng là không nên và các bên cha mẹ cũng nên tạo điều kiện để con phát triển đầy đủ về mặt vật chất và tinh thần.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nghiệp Thành về “Bên nuôi con không đồng ý nhận tiền cấp dưỡng khi ly hôn”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Tổng hợp

 

 

 

[1] Điều 8, 107, 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[2] Điều 4.1 Nghị định 62/2015/NĐ-CP, Điều 16, 35 Luật Thi hành án dân sự 2008

[3] Điều 1.13 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi năm 2014 sửa đổi, bổ sung Điều 31 Luật Thi hành án dân sự 2008

[4] Tham khảo từ “Khó khăn trong thi hành án cấp dưỡng nuôi con”, Báo Hưng Yên, ngày truy cập 28/03/2021, “”

[5] Điều 1.20 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi năm 2014 sửa đổi, bổ sung Điều 47 Luật Thi hành án dân sự 2008

[6] Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Tham khảo từ “Ly hôn gặp khó biết hỏi ai”, Luật sư Nguyễn Hữu Phước-Luật sư Lạc Thị Tú Duy.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Gia Đình

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*