Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu?

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu?

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu?

Sự phát triển công nghệ 4.0 hiện nay đã phát triển các kênh mạng xã hội nhanh chóng, nhiều người kiếm được nguồn thu nhập (chạy quảng cáo nhờ tên tuổi, phí quảng cáo nhận được từ quảng cáo trên youtube,…) rất lớn, có thể lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm. Nhiều cá nhân không hiểu rõ quy định (không đăng ký nhãn hiệu của mình) dẫn đến sự mất nhãn hiệu do mình khổ cực tạo nên vì lý do có người khác đã đăng ký nhãn hiệu đó. Tại sao lại như vậy? Cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu rõ nhé!

1.Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là bất kỳ từ, cụm từ, ký hiệu, thiết kế hoặc là sự kết hợp tất cả các cụm từ, ký hiệu, thiết kế này để định dạng hàng hóa, dịch vụ của bạn. Nhãn hiệu là dấu hiệu để khách hàng có thể phân biệt sản phẩm của bạn và đối thủ cạnh tranh.[1]

Như vậy, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của bạn và người khác.[2]

Ví dụ: Nhãn hiệu “Hảo Hảo” cho chúng ta biết đây là một sản phẩm mì tôm, được công ty Acecook sản xuất.

Nhãn hiệu trên các kênh youtube như “Sơn Tùng M- TP Official” hoặc “Ngọc Trinh Official” là những kênh youtube chính thức của các nghệ sĩ Sơn Tùng hoặc người đẹp Ngọc Trinh.

Như vậy, nhãn hiệu là một cái tên rất quan trọng đối với chủ sở hữu của nó. Nhãn hiệu đem đến lợi nhuận (chúng ta sẽ muốn mua mì Hảo Hảo hơn là mì Hoàn Hảo), danh tiếng (sự nổi tiếng nhờ mạng xã hội như youtube), lợi nhuận quảng cáo,…

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

2.Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu?

Theo luật định, người nào được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu thì có quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đó.[3]

Như vậy, bất kỳ người nào cũng có quyền đăng ký nhãn hiệu, kể cả khi nhãn hiệu đó không phải do người đó làm ra, sáng tạo ra.

Pháp luật hiện hành chỉ quy định, một người có quyền đối với nhãn hiệu đó chỉ khi và khi được cơ quan có thẩm quyền cấp ăn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu.

3. Nếu nộp đơn đăng ký cùng một lúc thì ai có quyền đối với nhãn hiệu?

Theo pháp luật Việt Nam, người nộp đơn đăng ký đầu tiên là người được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu của mình[4]. Hay được gọi là nguyên tắc nộp đơn đầu tiên. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ ưu tiên đơn có ngày nộp sớm nhất hoặc đơn sớm nhất trong các đơn đáp ứng đủ yêu cầu về việc đăng ký quyền bảo hộ nhãn hiệu.

Như vậy, đăng ký nhãn hiệu là việc vô cùng quan trọng, bởi lẽ, theo pháp luật Việt Nam, không quan trọng bạn có sở hữu đối với nhãn hiệu đó hay không, bạn là người tạo nên thương hiệu đó hay không, pháp luật chỉ quy định người nộp đơn sớm nhất là người có quyền đăng ký nhãn hiệu.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu?”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận


[1] What is the trademark? https://www.uspto.gov/trademarks/basics/what-trademark

[2] Điều 4(16) Luật Sở hữu trí tuệ 2019

[3] Điều 6(3) Luật Sở hữu trí tuệ 2019

[4] Điều 90(2) Luật Sở hữu trí tuệ 2019

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*