Xây dựng thang lương, bảng lương

Xây dựng thang lương, bảng lương

Hỏi:

Công ty tôi muốn xây dựng thang lương, bảng lương thì cần lưu ý điều gì?

Trả lời:

money-2180330_640

Chào bạn, dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:

Pháp luật lao động không phân biệt thang lương và bảng lương nhưng quy định những nguyên tắc để NSDLĐ làm căn cứ xây dựng bảng tính lương[1]:

– Thứ nhất, Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

– Thứ hai, Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

– Thứ ba, Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

– Thứ tư, Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Cần lưu ý, khi xây dựng thang lương, bảng lương DN cần phải:

  1. Tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể NLĐ tại DN.
  2. Công bố công khai tại nơi làm việc của NLĐ trước khi thực hiện.
  3. Gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của DN.

Nếu NSDLĐ không xây dựng thang lương, bảng lương; không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể NLĐ hoặc không công bố trước khi thực hiện mà bị khiếu nại có thể bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng[2] khi cá nhân vi phạm. Nếu tổ chức vi phạm thì mức phạt bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân[3].

Thẩm quyền xử phạt thuộc về Thanh tra lao động; chủ tịch UBND các cấp có thẩm quyền,[4].

Trên đây là nội dung tư vấn về “Xây dựng thang lương, bảng lương”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Nguồn: Tổng hợp

Cập nhật, bổ sung: ngày 01/11/2021

Người bổ sung: Lê Tuấn Huy

Cập nhật, bổ sung lần 2: ngày 10/02/2022

Người bổ sung lần 2: Bùi Thị Như

[1] Điều 93 Bộ luật Lao động 2019

[2] Điều 17.1 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[3] Điều 6.3 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[4] Điều 48, Điều 49 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Lao động
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*