Thời hạn nộp hồ sơ giải quyết chế độ thai sản, dưỡng sức

Thời hạn nộp hồ sơ giải quyết chế độ thai sản, dưỡng sức

Thời hạn nộp hồ sơ giải quyết chế độ thai sản, dưỡng sức

Việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động, đặc biệt là trong giai đoạn quan trọng như thai sản, luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính sách BHXH. Tuy nhiên, để có thể nhận được các chế độ hỗ trợ này, việc nắm rõ thời hạn nộp hồ sơ là điều vô cùng quan trọng. Bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thời hạn nộp hồ sơ giải quyết chế độ thai sản, dưỡng sức từ đó đảm bảo quyền lợi được thực hiện một cách đầy đủ và kịp thời.1

1. Thời hạn nộp hồ sơ giải quyết chế độ thai sản, dưỡng sức

Thời hạn

Chế độ

NLĐNSDLĐ

Cơ quan BHXH giải quyết

Trợ cấp thai sản[1]Chậm nhất 45 ngày sau khi hết thời gian nghỉ thai sản: Nộp hồ sơ cho người sử dụng lao độngCó 07 ngày làm việc để nộp hồ sơ này cho cơ quan BHXH.Sau 07 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.
Trường hợp NLĐ đã nghỉ việc trước khi sinh con, nhận con (mang thai hộ, con nuôi) hoặc không còn NSDLĐ cần nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH.Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.
Trợ cấp dưỡng sức[2] Có 07 ngày làm việc kể từ ngày NLĐ nghỉ để lập danh sách NLĐ nghỉ dưỡng sức sau thai sản và nộp cho cơ quan BHXH.Sau 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận danh sách.

Lưu ý:

– Không có quy định thời hạn nộp hồ sơ hưởng thai sản đối với trường hợp NLĐ đã nghỉ việc trước khi sinh con, nhận con (mang thai hộ, con nuôi) hoặc không còn NSDLĐ. NLĐ trong trường hợp này được tự nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH và không bị giới hạn thời gian.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="251"]

– Nếu hồ sơ không được giải quyết sẽ nhận được kết quả bằng văn bản có ghi rõ lý do[3].

2. Giải quyết hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức chậm so với thời hạn quy định

– Trường hợp NSDLĐ nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức quá thời hạn quy định, cần phải kèm theo văn bản giải trình lý do nộp muộn[4]. Việc không giải trình hoặc giải trình không rõ ràng có thể dẫn đến việc từ chối hoặc chậm trễ trong giải quyết hồ sơ.

– Trường hợp nộp hồ sơ hoặc giải quyết chế độ thai sản, dưỡng sức chậm trễ gây thiệt hại đến quyền lợi của người nhận thì bên gây ra chậm trễ phải bồi thường theo quy định pháp luật, trừ khi lỗi do chính người nhận gây ra[5].

Bạn đọc tham khảo thêm tại bài viết liên quan “Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản”

Lưu ý: Luật BHXH 2024 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Thời hạn nộp hồ sơ giải quyết chế độ thai sản, dưỡng sức”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Phạm Thị Tuyết Như

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Luật sư kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2024

[2] Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2024

[3] Điều 62, Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2024

[4] Điều 92.1 Luật Bảo hiểm xã hội 2024

[5] Điều 92.2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="252"]
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*