Những trường hợp không được phép phá thai?

Những trường hợp không được phép phá thai?

Những trường hợp không được phép phá thai?

Tình huống: Nhà tôi có 5 người con gái, tôi là chị lớn, vì theo đuổi mục tiêu sinh con trai nên bố mẹ tôi đã đẻ sát nhau. Lần này, mẹ tôi tiếp tục lại mang thai, nhưng giới tính lại là nữ, bố tôi chửi mẹ tôi rất thậm tệ và yêu cầu mẹ tôi đi phá bỏ thai. Nhưng đi bệnh viện thì bác sỹ lại không cho phá, nên mẹ tôi dự tính đi các trung tâm y tế khác mà cho phá bỏ thai. Xin hỏi vì sao không được phá thai và nếu phá thai ở các trung tâm ngoài bệnh viện thì có để lại hậu quả gì không ạ?

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi cho công ty Luật Nghiệp Thành, chúng tôi có thể giải đáp như sau:

Mang thai và sinh con là những quyền thiêng liêng của những người phụ nữ. Bảo vệ thai phụ được chú trọng nhiều hơn so với thai nhi trong bụng mẹ, cụ thể nhà nước cho phép phá thai, nạo thai để đảm bảo sức khỏe của người mẹ, trường hợp có thai ngoài ý muốn, có thai ở độ tuổi vị thành niên,… Tuy nhiên, tồn tại nhiều trường hợp mà theo đó không được phá bỏ thai.

Vậy khi nào không được phá thai?

Thứ nhất, phá thai vì chọn giới tính thai nhi.[1] Rất nhiều gia đình vẫn quan niệm sinh con trai là nghĩa vụ bắt buộc của các cặp vợ chồng. Nếu sinh mãi hoặc sinh không ra con trai thì đó là hành vi bất hiếu đối với cha mẹ. Điều này gây nên hiện tượng phá thai vì không muốn sinh con gái.

Thứ hai, chỉ được phép phá thai dưới 22 tuần tuổi.[2] Hiện nay có các biện pháp phá thai bằng thuốc, hút chân không, nong, gắp thai, tuy nhiên các biện pháp này chỉ áp dụng cho thai nhi dưới 22 tuần tuổi. Do đó, có thể thấy rằng, nếu thai trên 22 tuần vì không được bất kỳ cơ sở nào được phép thực hiện phá thai cho sản phụ.

Document

Thứ ba, không phá thai cho người bị cưỡng ép, dụ dỗ, đe dọa phá thai.[3] Rất nhiều người đàn ông mong mỏi con trai hay những người phụ nữ bị dụ dỗ phá thai để sinh con trai trong xã hội. Vì vậy pháp luật cần đưa ra biện pháp ngăn chặn tư tưởng lệch lạc này bằng cách áp dụng chế tài mạnh mẽ cho các cá nhân, tổ chức tuyên truyền, đồng ý việc phá thai vì giới tính.

Như vậy, trường hợp của mẹ bạn có thể rơi vào nội dung phá thai vì chọn giới tính thai nhi hoặc thai nhi đã trên 22 tuần tuổi, các bệnh viện không hỗ trợ vì đây là hành vi nghiêm cấm của pháp luật.

Mức phạt về hành vi phá thai vì lựa chọn giới tính

Bạn đọc có thể tham khảo hướng dẫn phương pháp phá thai ở: HDQG về các dịch vụ chăm sóc SKSS

Bạn đọc tham khảo Con chưa sinh ra được hưởng những quyền gì

Bạn đọc tham khảo Ai được quyền gửi đơn yêu cầu ly hôn đơn phương

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Việt Nam có cho phép phá thai không?”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

 

 

[1] Điều 7.2 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989

[2] Phần 8, Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, Quyết định 4128/QĐ-BYT

[3] Điều 100.6 Nghị định 117/2020/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Cộng Đồng

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*