Những lưu ý khi buôn bán giống cây trồng
Giống cây trồng chính là loại cây được trồng phổ biến, có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế và cần được Nhà nước quản lý chặt chẽ, như lúa, ngô, cà phê, chuối, bưởi, cam,… Danh sách này sẽ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển[1]. Vậy khi buôn bán giống cây trồng chính, chúng ta cần lưu ý những điều kiện gì? Để tìm hiểu rõ hơn chúng ta cùng đến với bài viết sau của Luật Nghiệp Thành.
Giống cây trồng chính chỉ được phép buôn bán, xuất nhập khẩu SAU KHI:[2]
– Được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng; Hoặc
– Được cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng;
* Lưu ý: KHÔNG áp dụng đối với trường hợp phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, triển lãm, trao đổi quốc tế hoặc sản xuất hạt lai để xuất khẩu.
Vậy hai loại quyết định này có sự khác nhau như thế nào về điều kiện, hồ sơ và thủ tục cấp. Chúng ta cùng đến với bảng so sánh sau:
Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng[3] | Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng[4] | |
Điều kiện | – Có tên giống cây trồng[5]; – Có kết quả khảo nghiệm bảo đảm tính khác biệt, đồng nhất, ổn định; – Có kết quả khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia về giá trị canh tác, giá trị sử dụng; – Có mẫu giống được lưu trữ trong suốt quá trình khảo nghiệm, lưu hành giống cây; – Có bản công bố thông tin về giống cây trồng, quy trình sản xuất do tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Quyết định biên soạn | – Là giống cây trồng đặc sản; giống ở vùng bản địa; giống cây tồn tại lâu dài trong sản xuất; hoặc được địa phương đề nghị; – Có bản mô tả đặc tính của giống và hiện trạng sử dụng; – Có mẫu giống được lưu trữ trong suốt quá trình khảo nghiệm, lưu hành giống cây; |
Hồ sơ | – Văn bản đề nghị;Mẫu số 01 – Kết quả khảo nghiệm tính khác biệt, đồng nhất, ổn định của giống cây trồng đề nghị công nhận lưu hành; – Kết quả khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng; – Quy trình canh tác của giống do tổ chức, cá nhân đề nghị biên soạn; – Bản công bố các thông tin về giống cây trồng do tổ chức, cá nhân đề nghị biên soạn. Mẫu số 02 | – Văn bản đề nghị; Mẫu số 03 – Bản mô tả đặc tính của giống và hiện trạng sử dụng; Mẫu số 04 – Biên bản nộp mẫu lưu. |
Nơi nộp | Cục trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | |
Thời gian giải quyết | 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ | 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ |
Trường hợp từ chối | Cục sẽ gửi văn bản từ chối nêu rõ lý do đến tổ chức, cá nhân thực hiện đề nghị. | |
Thời hạn có hiệu lực | – Cây hằng năm: 10 năm kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực; – Cây lâu năm; 20 năm, kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực; | [-] |
Mẫu |
Như vậy, khi cá nhân, cơ sở buôn bán, xuất nhập khẩu giống cây trồng chính thì cần đề nghị đến Cục trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để cấp Quyết định lưu hành đối với giống cây trồng chính.
Trên đây là nội dung tư vấn về “Những lưu ý khi buôn bán giống cây trồng chính”
Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhân “Chia sẻ” bài viết này
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được sự phản hồi, góp ý bổ sung
Biên tập: Quách Gia Hy
Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi
Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận
[1] Điều 1 Thông tư 17/2019/TT-BNNPTNT và Điều 13.6 Luật trồng trọt 2018
[2] Điều 13.1 Luật trồng trọt 2018
[3] Điều 15 Luật trồng trọt 2018 và Điều 4 Nghị định 04/2019/NĐ-CP
[4] Điều 16 Luật trồng trọt 2018 và Điều 5 Nghị định 04/2019/NĐ-CP
[5] Tên giống cây trồng đạt chuẩn: + Gồm cả chữ và số; +Không: vi phạm thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc; sử dụng tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trừ khi được cho phép); +Không được trùng: về cách đọc/viết với tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, các loại thực phẩm, đồ uống, dược phẩm; với tên của giống cây được bảo hộ; +Không dễ gây hiểu nhầm: về đặc trưng, đặc tính của giống; về danh tính của tác giả.