Người nộp thuế cần tuân thủ thuế như thế nào?

Người nộp thuế cần tuân thủ thuế như thế nào?

Người nộp thuế cần tuân thủ thuế như thế nào?

Câu hỏi: Sắp tới đây công ty chúng tôi sẽ được cơ quan thuế xuống kiểm tra và đánh giá để xếp loại doanh nghiệp. Tôi không biết hiện nay theo quy định mới thì mức độ đánh giá được chia như thế nào?

Nguồn ảnh: Internet

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi cho công ty Luật Nghiệp Thành, chúng tôi có thể giải đáp như sau:

Nhà nước đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế dựa trên các hệ thống tiêu chí[1] bao gồm:

Tiêu chí 1: Trạng thái hoạt động của người nộp thuế

Người nộp thuế phải trong trạng thái hoạt động.

Thời gian hoạt động: người nộp thuế phải hoạt động 2 năm liên tục trở về trước tính từ thời điểm đánh giá.

Việc quy định thời gian hoạt động liên tục 2 năm nhằm mục đích đánh giá khách quan tình trạng của doanh nghiệp, theo đó, nhằm đảm bảo các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mới thành lập đều đã có thể ổn định thời gian kinh doanh. Thời gian 2 năm đủ để doanh nghiệp mới thành lập ổn định phương thức sản xuất cũng như cách thức kinh doanh của mình, bên cạnh đó, quy định thời gian hoạt động trong 2 năm liên tục nhằm đảm bảo rằng thời gian nộp thuế của doanh nghiệp là liên tục và không bị gián đoạn, từ đó đưa ra các tiêu chí đánh giá công bằng.

Tiêu chí 2: Thực hiện việc kê khai và nộp các loại thuế phát sinh theo quy định

Document

Người nộp thuế cần chấp hành tốt bằng cách kê khai và nộp thuế đầy đủ trong khoảng thời gian hoạt động của mình.

Tiêu chí 3: Chấp hành chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ.

Theo quy định mới, doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện in hóa đơn, vì vậy việc chấp hành đúng quy định pháp luật về in ấn hóa đơn là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.

Bạn đọc tham khảo Xử phạt hành vi vi phạm quy định về hóa đơn đặt in

Sử dụng hóa đơn, chứng từ[2] đúng quy định pháp luật: ngày lập hóa đơn là ngày trong thời gian hoạt động của người nộp thuế; hóa đơn ghi đủ các nội dung[3] (tên hóa đơn, mã số thuế của người bán, nội dung bán hàng,…); không khai khống hoặc sử dụng hóa đơn nhằm hợp thức hàng hóa mua vào;…

Tiêu chí 4: Hành vi vi phạm hành chính

Người nộp thuế có vi phạm hành chính về nghĩa vụ nộp thuế hay không bao gồm các hành vi: không nộp thuế, hóa đơn đầy đủ; trốn thuế; sử dụng hóa đơn không hợp pháp; không phối hợp cơ quan kiểm tra thuế; không thực hiện các biện pháp khắc phục đã bị xử phạt;… trong thời gian hoạt động của người nộp thuế.

Tiêu chí 5: Tình hình nợ thuế

Tình hình nợ thuế là số tiền người nộp thuế nộp chậm, số ngày nộp chậm của người nộp thuế.

Tiêu chí 6: Các nhóm tiêu chí khác

Căn cứ vào hoạt động của doanh nghiệp, các mảng hoạt động của doanh nghiệp, tính chất của ngành nghề hoạt động, mà từ đó, cơ quan quản lý thuế sẽ yêu cầu các tiêu chí khác phù hợp với từng đơn vị doanh nghiệp khác nhau. Nhằm đảm bảo sự đánh giá khách quan và chính xác trong đánh giá mức độ tuân thủ của người nộp thuế.

Pháp luật đánh giá các tiêu chí thông qua các số liệu từ sổ sách kế toán của công ty, các loại hóa đơn, hồ sơ khai thuế, các tài liệu chứng minh thu nhập chịu thuế, thu nhập được khấu trừ thuế,…

Bạn đọc tham khảo:

Người nộp thuế là ai?

Vì sao người nộp thuế cần tuân thủ thuế

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Người nộp thuế cần tuân thủ thuế như thế nào?”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Phụ lục I Thông tư 31/2021 TT-BTC

[2] Điều 3(9) Nghị định 123/2020 NĐ-CP

[3] Điều 10 Nghị định 123/2020 NĐ-CP

Document
Categories: Thuế
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*