Mức phạt vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp

Mức phạt vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp

Mức phạt vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp

Trước sự kiện tê giác cuối cùng tuyệt chủng tại Việt Nam vào năm 2010 vì săn trộm lấy sừng ngay tại Vườn quốc gia Cát Tiên đã trở thành một bài học đắt giá trong việc bảo tồn, giám sát động vật nguy cấp và cả thực thi pháp luật. Tại thời điểm đó, mức phạt về hành vi săn bắt, giết động vật nguy cấp, quý, hiếm là rất thấp khi mức phạt tù tối đa là 07 năm và mức phạt tiền tối đa là 100 triệu[1] lại không tương xứng với hậu quả gây ra.

Hiện nay, mức phạt vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm đã tăng lên rất nhiều thể hiện nỗ lực của Chính phủ trong công tác bảo tồn các loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Mức phạt cụ thể như sau:[2]

Hành vi (A)

Danh mục tương ứng (B)[3]

Mức phạt (C)

1) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật nằm trong Danh mục (i) tại cột (B)Danh mục động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (i)

Bạn đọc tham khảo tại đây.

Luật Nghiệp Thành có tổng hợp hình ảnh cụ thể kèm theo để độc giả quan tâm có thể hình dung các danh mục động vật.

500 triệu  – 2 tỷ đồng

Hoặc phạt tù từ 01-05 năm

2) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật nằm trong Danh mục (i) tại cột (B)

 

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="251"]

 

3) Ngà voi khối lượng từ 2 kg à dưới 20 kg

Sừng tê giác khối lượng từ 50 gam à dưới 01 kg

500 triệu  – 2 tỷ đồng

Hoặc phạt tù từ 01-05 năm

4) Hành vi tại mục 1) nhưng thuộc Danh mục (ii) tại cột (B) không nằm trong Danh mục (i) tại cột (B) có số lượng:Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (ii)

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ CITES

Thú: từ 03-07 cá thểBò sát, Chim: từ 07- 10 cá thểĐộng vật lớp khác: từ 10-15 cá thể
5) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục (ii) tại cột (B) không nằm trong Danh mục (i) tại cột (B) có số lượng:
Thú: từ 03-07 cá thểBò sát, Chim: từ 07- 10 cá thểĐộng vật lớp khác: từ 10-15 cá thể
6) Thực hiện các hành vi đã nêu nhưng có số lượng dưới mức quy định tại mục 3), 4), 5) nhưng đã bị phạt VPHC về hành vi trên hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

 

7) Hành vi tại mục 1) mà số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống đối với:Từ 05-10 năm tù
Thú: từ 03-07 cá thểBò sát, Chim: từ 07- 10 cá thểĐộng vật lớp khác: từ 10-15 cá thể
8) Hành vi tại mục 4) mà số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống đối với:
Thú: từ 08-11 cá thể

 

Bò sát, Chim: từ 11- 15 cá thểĐộng vật lớp khác: từ 16-20 cá thể
9)

Cá thể:

– Từ 01 – 02 cá thể voi, tê giác

– Từ 03-05 cá thể gấu, hổ

Hoặc Bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống:

– Từ 01-02 cá thể voi, tê giác

– Từ 03-05 cá thể gấu, hổ

10) Ngà voi có khối lượng từ 20 kg à dưới 90 kg

Sừng tê giá có khối lượng từ 01 kgà dưới 09 kg

11) Có tổ chức
12) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa, cơ quan tổ chức
13) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm
14) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;
15) Buôn bán, vận chuyển qua biên giới;
16) Tái phạm nguy hiểm
17) Hành vi tại mục 1) mà số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống đối với:Từ 10-15 năm tù
Thú: từ 08 cá thể trở lên

 

Bò sát, Chim: từ 11 cá thể trở lênĐộng vật lớp khác: từ 16 cá thể trở lên
18) Hành vi tại mục 4) mà số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống đối với:
Thú: từ 12 cá thể trở lên

 

Bò sát, Chim: từ 16 cá thể trở lênĐộng vật lớp khác: từ 21 cá thể trở lên
19) Ngà voi có khối lượng từ 90 kg trở lên

Sừng tê giá có khối lượng từ 90 kg trở lên

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm.

Pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị phạt tiền tối đa 15 tỷ đồng và có nguy cơ đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

 

Mỗi loài động vật đều mang những vẻ đẹp phong phú, đa dạng và đều là một phần không thể thay thế cho hệ sinh thái của Trái Đất. Chỉ trong vòng 2 thập nhiên, đã có ít nhất 10 loài động vật đã vĩnh viễn tuyệt chủng tại Việt Nam. Đáng buồn thay con người là lý do chính đẩy nhanh tốc độ tuyệt chủng của các loài động thực vật khi mà qua các năm lại có thêm nhiều loài có mặt thêm trong danh mục động vật nguy cấp và số lượng sẽ không ngừng tăng lên khi con người tiếp tục săn, bắn, giết, mua bán, v.v…

Trên đây là nội dung tư vấn về “Mức phạt vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Người duyệt: Luật sư Thuận

[1] Điều 190 Bộ luật Hình sự 1999

[2] Điều 244. Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung bởi Điều 1.64 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

[3] Điều 2.3 Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="252"]
Categories: Môi Trường

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*