Mức phạt tiền trong lĩnh vực hôn nhân gia đình
Gia đình được hình thành và gắn bó qua các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, có đóng góp vô cùng to lớn trong hoạt động phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Và để mỗi cá nhân có thể phát triển một cách toàn diện, không thể thiếu những quy định bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình tại các văn bản pháp luật. Do đó, Nghị định 82/2020[1] về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình đã có những sửa đổi, bổ sung về các hành vi mới và còn tăng mức phạt gấp nhiều lần. Vậy có những thay đổi nào về các mức phạt mà bạn nên quan tâm? Luật Nghiệp Thành sẽ giúp bạn đọc tổng hợp các mức phạt tiền như sau.
Hành vi vi phạm | Mức phạt (đồng) | ||||||
Tảo hôn, tổ chức tảo hôn[2] | Tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn[3] | 1.000.000 – 3.000.000 | |||||
Duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn dù đã có bản án, quyết định của Tòa án[4] | 3.000.000 – 5.000.000 | ||||||
Vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn, chế độ hôn nhân một vợ, một chồng[5]
| Đang có vợ hoặc đang có chồng mà | Chung sống như vợ chồng với người khác. | 3.000.000 – 5.000.000 | ||||
Kết hôn với người khác. | |||||||
Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà | Chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; | ||||||
Kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ. | |||||||
Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; | |||||||
Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn. | |||||||
Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng | Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời | 10.000.000 – 20.000.000
| |||||
Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi | |||||||
Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn Cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn | |||||||
Lợi dụng | Việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình. | ||||||
Việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân. | |||||||
Vi phạm quy định về sinh con[6] | Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, sinh sản vô tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại. | 5.000.000 – 10.000.000 | |||||
Vi phạm quy định về giám hộ[7] | Trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã đăng ký làm giám hộ | 1.000.000 – 3.000.000 | |||||
Lợi dụng việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ để | Trục lợi | 5.000.000 – 10.000.000 | |||||
Xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động của người được giám hộ | |||||||
Vi phạm quy định về nuôi con nuôi[8] | Khai không đúng sự thật để đăng ký việc nuôi con nuôi | 1.000.000 – 3.000.000 | |||||
Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi | |||||||
Không thực hiện nghĩa vụ báo cáo tình hình phát triển của con nuôi trong nước | |||||||
Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi. | |||||||
Lợi dụng | Nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số | 3.000.000 – 5.000.000 | |||||
Làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dâ tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước | |||||||
Mua chuộc, ép buộc, đe dọa, thực hiện các hành vi khác trái pháp luật để có sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi | 5.000.000 – 10.000.000 | ||||||
Lợi dụng | Việc cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi[9] | ||||||
Việc nhận nuôi con nuôi nhằm bóc lột sức lao động của con nuôi | |||||||
Vi phạm quy định về văn phòng nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam[10] | Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động | 1.000.000 – 3.000.000 | |||||
Không thông báo bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền khi chấm dứt hoạt động | 3.000.000 – 7.000.000 | ||||||
Không thực hiện chế độ báo cáo Hoặc báo cáo sai sự thật; không lập, quản lý hoặc sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu theo quy định | |||||||
Thay đổi người đứng đầu văn phòng khi chưa được cho phép của cơ quan có thẩm quyền | 7.000.000 – 10.000.000 | ||||||
Giới thiệu trẻ em làm con nuôi trái pháp luật | 10.000.000 – 20.000.000 | ||||||
Cho tổ chức khác thuê, mượn giấy phép hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài | |||||||
Sử dụng giấy phép của văn phòng khác | |||||||
Hoạt động khi không đủ điều kiện theo quy định pháp luật | 20.000.000 – 30.000.000 | ||||||
Vi phạm nguyên tắc hoạt động phi lợi nhuận | Phạt đình chỉ hoạt động từ 09 – 12 tháng | ||||||
Bên cạnh phạt tiền, tùy vào những hành vi vi phạm khác nhau sẽ có những biện pháp khắc phục hậu quả và hình phạt bổ sung.[11]
Lưu ý: Mức xử phạt hành chính trên đã được áp dụng từ ngày 01/09/2020.
Trên đây là nội dung tư vấn về “Mức phạt tiền trong lĩnh vực hôn nhân gia đình”
Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn cảm ơn các bạn đã xem rất mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.
Nguồn: Tổng hợp
[1] Nghị định 82/2020 có hiệu lực từ ngày 01/09/2020
[2] Điều 58 Nghị định 82/2020
[3] Độ tuổi được phép kết hôn: Nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên (Điều 3.8, Điều 8.1.a Luật HNGĐ 2014)
[4] Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
[5] Điều 59 Nghị định 82/2020
[6] Điều 60 Nghị định 82/2020
[7] Điều 61 Nghị định 82/2020
[8] Điều 62 Nghị định 82/2020
[9] Trừ trường hợp “Lợi dụng việc nuôi con nuôi nhằm bóc lột sức lao động của con nuôi”
[10] Điều 63 Nghị định 82/2020
[11] Điều 59.3; Điều 60.2; Điều 61.3; Điều 62.4, 5; Điều 63.7, 8 Nghị định 82/2020