Chậm trả lương

Chậm trả lương

Cập nhật, bổ sung ngày 05/06/2024

HỎI: Xưởng và công ty chúng tôi gặp phải hỏa hoạn nên không thể trả lương đúng hạn cho NLĐ. Cho hỏi đây có phải là trường hợp bất khả kháng và Công ty được phép thực hiện chậm trả lương không?

TRẢ LỜI:

Pháp luật quy định NSDLĐ phải trả lương trực tiếp, đúng hạn và đầy đủ tiền lương cho NLĐ[1]. Tuy nhiên NSDLĐ được phép chậm trả lương, nhưng không quá 30 ngày trong trường hợp vì lý do bất khả kháng[2].

Lưu ý: Nếu chậm trả từ 15 ngày trở lên thì NSDLĐ phải đền bù khoản tiền lãi[3] của số tiền chậm trả[4]

Quy định trên tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian để NSDLĐ có thể xoay sở tiền mặt để trả lương cho NLĐ khi doanh nghiệp gặp phải những trường hợp đặc biệt. Bên cạnh đó, việc quy định tính lãi suất cho việc chậm trả nhằm bảo vệ quyền lợi cho NLĐ tốt hơn khi tham gia vào quan hệ lao động.

=> Vì thế, công ty của Qúy bạn đọc được phép trả trễ lương nhưng không quá 30 ngày nếu công ty đã dùng mọi biện pháp khắc phục để trả lương đúng hạn. Đồng thời hạn, nếu chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm khoản tiền lãi của số tiền lương phải trả cho NLĐ.

Mức phạt vi phạm:

– Nếu NSDLĐ trả lương không đúng hạn sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng 50 triệu đồng[5]. Tùy thuộc vào số lượng NLĐ mà sẽ tính đến mức phạt cụ thể.

Document

*Trên đây là mức phạt đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Nếu tổ chức thì mức phạt gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân[6]

– Đồng thời NSDLĐ phải trả đủ tiền lương cho NLĐ cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho NLĐ tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.[7]

Thẩm quyền xử phạt gồm UBND các cấp có thẩm quyền, Thanh tra lao động[8]

 

Trên đây là nội dung tư vấn về: “Chậm trả lương

Nếu bạn cảm thấy bài viết hưu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung

 

Nguồn: Tổng hợp

Ngày cập nhật bổ sung: 05/6/2024

Người cập nhật, bổ sung: Quách Gia Hy

 

[1] Điều 94 Bộ luật lao động 2019

[2] Trường hợp bất khả kháng là sự kiện diễn ra mà NSDLĐ hoàn toàn không thể biết trước và khắc phục được một cách khách quan, dù đã áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết trong điều kiện và khả năng cho phép (Ví dụ: hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, núi lửa, chiến tranh…)

[3] Được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ 01 tháng do ngân hàng nơi NSDLĐ dùng để trả lương cho NLĐ tại thời điểm trả lương

[4] Điều 97 Bộ luật lao động 2019

[5] Điều 17.2 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[6] Điều 6.3 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[7] Điều 17.5 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[8] Điều 48, Điều 49 Nghị định 12/202/NĐ-CP

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*