Làm sao để không vi phạm khi sử dụng điện thoại lúc lái xe ?

Làm sao để không vi phạm khi sử dụng điện thoại lúc lái xe ?

Trong bối cảnh giao thông ngày càng phức tạp, việc sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông không chỉ tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn mà còn đòi hỏi người điều khiển phương tiện phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng. Vậy làm thế nào để sử dụng điện thoại đúng cách mà không vi phạm quy định?

1.Sử dụng điện thoại khi tham gia điều khiển xe máy

Theo quy định, việc dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện giao thông đang di chuyển trên đường bộ được xem là hành vi bị nghiêm cấm[1]. Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe máy trên đường là hành vi vi phạm pháp luật, và bị xử phạt hành chính từ 800.000 đến 1.000.000 đồng, đồng thời còn bị trừ 04 điểm giấy phép lái xe (GPLX) theo quy định mới.[2]

Tuy nhiên, quy định này không đồng nghĩa với việc chỉ cần dừng xe lại là có thể tự do sử dụng điện thoại. Người điều khiển phương tiện vẫn phải đảm bảo việc dừng và đỗ xe đúng quy định theo Điều 18 của Luật Trật tự, An toàn Giao thông Đường bộ 2024, để hành vi này không bị coi là vi phạm. Nếu dừng hoặc đỗ xe sai quy định người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy bị phạt từ 400.000 đến 1.000.000 đồng. [3]

2. Dừng xe sử dụng điện thoại trên vỉa hè có vi phạm không?

Người điều khiển phương tiện không được phép dừng xe hoặc đỗ xe trên vỉa hè trái quy định. Cụ thể, hành vi dừng xe trên:[4]

– Đường dành riêng cho xe buýt,

– Miệng cống thoát nước, miệng hầm điện thoại, điện cao thế,

– Khu vực dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước,

– Lòng đường, vỉa hè không đúng quy định,

Điều này bao gồm cả việc dừng xe trên vỉa hè để nghe điện thoại, trừ các trường hợp có sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

3. Dừng và đỗ xe đúng cách để sử dụng điện thoại

Dừng và đỗ xe trên đường bộ[5]

(Đường bộ bao gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường nông thôn, đường đô thị, đường chuyên dùng)[6]

Quy định chung– Báo tín hiệu:

+        Phải có tín hiệu để thông báo cho các phương tiện khác biết khi ra, vào vị trí dừng, đỗ xe.

– Không ảnh hưởng giao thông:

+        Đảm bảo không cản trở người đi bộ hoặc gây ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông khác.

– Nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy.

– Trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường:

+        Phải dừng xe, đỗ xe sát mép đường bên phải theo chiều đi của mình.

Đảm bảo không gây cản trở giao thông và an toàn cho các phương tiện khác.

Trên đường phố[7] (đường đô thị)– Sát lề đường hoặc vỉa hè phía bên phải theo chiều đi của mình.

– Khoảng cách giữa bánh xe gần nhất và lề đường/vỉa hè không được quá 0,25 mét.

– Không gây cản trở hoặc nguy hiểm cho các phương tiện và người tham gia giao thông khác.

Trừ trường hợp[8]Nếu buộc phải dừng hoặc đỗ xe ở nơi không được phép (ví dụ như gặp sự cố kỹ thuật hoặc lý do bất khả kháng), người lái xe cần:

– Bật đèn báo hiệu khẩn cấp, hoặc

– Đặt biển cảnh báo phía sau xe để thông báo cho các phương tiện khác.

Dừng xe để sử dụng điện thoại không bị xem là vi phạm nếu bạn đảm bảo dừng, đỗ xe đúng nơi quy định và tuân thủ đầy đủ các điều kiện về an toàn. Ngược lại, việc tự ý dừng xe trên vỉa hè, lòng đường, hay các khu vực không được phép sẽ bị xử lý theo luật, dù với lý do sử dụng điện thoại hay bất kỳ mục đích nào khác, trừ  trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Làm sao để không vi phạm khi sử dụng điện thoại lúc lái xe?”

Nếu các bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan toả tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Đỗ Thị Hồng Giao

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi

[1] Điều 9.6 Luật Trật tự, An toàn Giao thông Đường bộ 2024

[2] Điều 7.4.(đ) Nghị định 168/NĐ-CP

[3] Điều 7.2.(a), Điều 7.2.(d), Điều 7.2.(e); Điều 7.3.(c); Điều 7.4.(b) Nghị định 168/2024/NĐ-CP

[4] Điều 18.4.(o) Luật trật tự, An toàn Giao thông Đường bộ 2024

[5] Điều 18.7 Luật Trật tự, An toàn Giao thông Đường bộ 2024

[6] Điều 8 Luật đường bộ 2024

[7] Điều 18.6 Luật Trật tự, An toàn Giao thông Đường bộ 2024

[8] Điều 18.7 Luật Trật tự, An toàn Giao thông Đường bộ 2024

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Cộng Đồng

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*