Hồ sơ phòng cháy chữa cháy cho hộ kinh doanh

Hồ sơ phòng cháy chữa cháy cho hộ kinh doanh

Hồ sơ phòng cháy chữa cháy cho hộ kinh doanh

Tương tự như những mô hình kinh doanh khác, hộ kinh doanh cũng phải tuân theo các quy định phòng cháy chữa cháy của Nhà nước và báo cáo với cơ quan quản lý về việc đảm bảo điều kiện an toàn PCCC khi hoạt động. Việc đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và huấn luyện PCCC không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho cơ sở kinh doanh mà còn tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Vậy hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC của HKD sẽ bao gồm những gì? Luật Nghiệp Thành sẽ hướng dẫn bạn đọc thông qua bài viết dưới đây.

Đầu tiên, bạn đọc cần xác định HKD của mình thuộc cơ quan nào quản lý thông qua bảng dưới đây để chuẩn bị thành phần hồ sơ phù hợp:

Cơ quan Công an quản lýPHỤ LỤC IIIĐối với các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao nên yêu cầu các biện pháp PCCC nghiêm ngặt.

Ví dụ: Nhà trọ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 2.500 m3 trở lên.

Uỷ ban nhân dân phường/xã quản lýPHỤ LỤC IVĐối với các cơ sở có nguy cơ cháy nổ thấp hơn nên yêu cầu các biện pháp PCCC cơ bản.

Ví dụ: Nhà trọ cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 2.500 m3.

 

Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC của các cơ sở trên do chủ HKD lập và lưu trữ[1]. Đồng thời, chủ HKD cũng phải tổ chức cập nhật, bổ sung hồ sơ này khi có thay đổi[2]. Cụ thể, thành phần hồ sơ gồm có[3]:

1. Nội quy, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về PCCC; quyết định phân công chức trách, nhiệm vụ trong thực hiện công tác PCCC của cơ sở (nếu có);

Ví dụ: Hướng dẫn sử dụng thiết bị PCCC (cách sử dụng bình chữa cháy, hệ thống báo cháy, vòi phun nước chữa cháy); Quy trình ứng phó khi xảy ra cháy (các bước cụ thể cần làm khi phát hiện cháy, từ việc kích hoạt hệ thống báo cháy đến việc sử dụng các thiết bị chữa cháy và sơ tán an toàn);…

Lưu ý: Nội quy và các văn bản này cần được dán ở các vị trí dễ thấy, dễ đọc và hiểu cùng với kích thước phù hợp để mọi người có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin tại cơ sở.

2. Bản sao bản vẽ tổng mặt bằng thể hiện giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, bố trí công năng của các hạng mục, dây chuyền công nghệ trong cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);

Bản sao, bản vẽ này giúp xác định vị trí các lối thoát hiểm giúp người bên trong cơ sở có thể sơ tán trong trường hợp khẩn cấp hay xác định vị trí các nguồn nước phục vụ chữa cháy như bể nước, họng nước, vòi nước giúp lực lượng chữa cháy dễ dàng tiếp cận nguồn nước để dập tắt đám cháy,…

3. Quyết định thành lập đội PCCC của cơ sở, đội PCCC chuyên ngành (nếu có);

Document

4. Quyết định cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC và cứu nạn, cứu hộ hoặc bản sao do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp;

Lưu ý: Chủ HKD (người làm nhiệm vụ PCCC của HKD) phải có kiến thức và chứng nhận nghiệp vụ PCCC để đảm bảo có khả năng lãnh đạo và quản lý công tác PCCC hiệu quả tại cơ sở[4].

5. Phương án chữa cháy của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;

Lưu ý:

– Trường hợp HKD thuộc UBND cấp xã quản lý thì chủ HKD tự phê duyệt PACC của cơ sở trong phạm vi quản lý[5].

– Trường hợp HKD thuộc Cơ quan Công an quản lý  phải nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Hồ sơ đề nghị phê duyệt PACC bao gồm[6]:

+ Văn bản đề nghị phê duyệt PACC (Mẫu số PC19);

+ PACC cơ sở đã được người có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án ký tên, đóng dấu (nếu có) (Mẫu số PC17)

6. Tài liệu ghi nhận kết quả tự kiểm tra an toàn về PCCC của cơ sở; báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về PCCC định kỳ 06 tháng của chủ HKD; biên bản kiểm tra an toàn về PCCC của cơ quan hay cán bộ, chiến sĩ Công an (hình thức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất); báo cáo khi có thay đổi về điều kiện an toàn PCCC (nếu có); văn bản kiến nghị về công tác PCCC, biên bản vi phạm, quyết định xử lý vi phạm hành chính về PCCC, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ hoạt động, quyết định phục hồi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

7. Báo cáo vụ cháy, nổ (nếu có); thông báo kết luận điều tra nguyên nhân vụ cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

8. Tài liệu ghi nhận kết quả kiểm tra điện trở nối đất chống sét, kiểm định hệ thống, thiết bị, đường ống chịu áp lực theo quy định (nếu có);

9. HKD kinh doanh các ngành nghề dưới đây phải có Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC[7]:

– Tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát; tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật; thi công, lắp đặt hệ thống PCCC; tư vấn chuyển giao công nghệ PCCC; sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị PCCC;

– Huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ PCCC;

– Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư PCCC.

Trên đây là các nội dung phải có đầy đủ trong hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC của HKD thuộc Cơ quan Công an quản lý. Tuy nhiên, HKD thuộc UBND phường/xã quản lý thì hồ sơ chỉ cần các nội dung tại mục 1, 4, 5, 6, 7, 9[8].

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC của hộ kinh doanh”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

 

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Biên tập: Phạm Thị Tuyết Như

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 5.5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, Nghị định 50/2024/NĐ-CP

[2] Điều 4.3 Thông tư 149/TT-BCA

[3] Điều 4.1 Thông tư 149/2020/TT-BCA, Nghị định 50/2024/NĐ-CP

[4] Điều 33.1(e) Nghị định 136/2020/NĐ-CP

[5] Điều 9.1(g) Thông tư 149/2020/TT-BCA

[6] Điều 1.11(b) Nghị định 50/2024/NĐ-CP

[7] Điều 9a Luật Phòng cháy và chữa cháy 2023

[8] Điều 4.2 Thông tư 149/TT-BCA

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*