Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản

Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản

Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản

Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi quan trọng và thiết yếu dành cho NLĐ, đặc biệt là LĐ nữ. Tuy nhiên, để được hưởng đầy đủ các quyền lợi này, NLĐ cần phải chuẩn bị và nộp đầy đủ bộ hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây, Luật Nghiệp Thành sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các loại giấy tờ cần thiết để chuẩn bị hồ sơ cho NLĐ khi tham gia chế độ thai sản.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể của NLĐ khi nghỉ thai sản, hồ sơ để hưởng chế độ thai sản cũng sẽ khác nhau. Dưới đây là các loại hồ sơ mà NLĐ cần chuẩn bị theo quy định cho từng trường hợp:

Đối tượng

Trường hợp/Hồ sơ

LĐ nữ sinh con hoặc LĐ nữ mang thai hộ sinh con hoặc LĐ nữ nhờ mang thai hộThông thường[1]: Giấy khai sinh (bản sao)/trích lục khai sinh/giấy chứng sinh (bản sao).
Ngoài hồ sơ thông thường, có thêm:

– Điều trị vô sinh[2]: Giấy tờ chứng minh quá trình điều trị.

– Chết sau khi sinh con[3]: Giấy chứng tử (bản sao)/trích lục khai tử.

– Người mẹ sau khi sinh con hoặc LĐ nữ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con[4]: Văn bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bản chính/bản sao).

– Khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai[5]: Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bản chính/bản sao).

– LĐ nữ mang thai hộ sinh con hoặc LĐ nữ nhờ mang thai hộ nhận con[6]: Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (bản sao) và văn bản xác nhận thời điểm giao nhận con giữa hai bên (bản sao).

LĐ nữ sinh con và LĐ nữ mang thai hộ sinh con (con chết ngay sau sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh), LĐ nữ mang thai (từ 22 tuần tuổi trở lên đủ điều kiện hưởng thai sản)[7]– Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án (bản chính/bản sao)

– Giấy ra viện thể hiện thông tin con chết, thai chết (bản chính/bản sao)

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

– Giấy báo tử của con (bản sao)

– Văn bản xác nhận của UBND cấp xã khi con chết trong vòng 24 giờ sau sinh.

LĐ nữ khi khám thai, sảy thai, phá thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; thực hiện biện pháp tránh thai[8]– Điều trị nội trú: Giấy ra viện (bản chính/bản sao)/bản tóm tắt hồ sơ bệnh án/giấy tờ chứng minh quá trình điều trị.

– Điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

– Cần điều trị ngoại trú sau thời gian điều trị nội trú: Giấy ra viện có thể hiện thông tin chỉ định về thời gian cần điều trị (bản chính/bản sao).

LĐ nữ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng[9] Giấy chứng nhận nuôi con nuôi (bản sao) và biên bản giao nhận con.
LĐ nam khi vợ sinh con[10]– Giấy khai sinh (bản sao)/trích lục khai sinh/giấy chứng sinh của con (bản sao).

– Sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện: Có thêm văn bản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện thông tin này (bản chính/bản sao).

– Con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh: Có thêm bản tóm tắt hồ sơ bệnh án (bản chính/bản sao)/giấy ra viện của người mẹ có thể hiện thông tin về con chết.

Người chồng của LĐ nữ nhờ mang thai hộ[11]– Giấy khai sinh (bản sao)/trích lục khai sinh/giấy chứng sinh của con (bản sao).

– Con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh: Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án (bản sao)/Giấy ra viện của người mang thai hộ có thể hiện thông tin về con chết (bản chính/bản sao)/văn bản khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể hiện thông tin về con chết.

Người chồng của LĐ nữ mang thai hộ[12]– Giấy chứng sinh (bản sao)/trích lục khai sinh/giấy khai sinh (bản sao).

– Sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện: Có thêm văn bản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện thông tin này (bản chính/bản sao).

– Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (bản sao).

Lưu ý: Trong trường hợp các giấy tờ trên do tổ chức, cá nhân có thẩm quyền của nước ngoài cấp, cần đáp ứng hai điều kiện sau: Có bản dịch tiếng Việt (công chứng/chứng thực) và được hợp pháp hóa lãnh sự (trừ khi có quy định khác trong điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia)[13].

Trên đây là nội dung tư vấn về “Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Phạm Thị Tuyết Như

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Luật sư kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 61.1 Luật Bảo hiểm xã hội 2024

[2] Điều 61.1.(a) Luật Bảo hiểm xã hội 2024

[3] Điều 61.1.(b) Luật Bảo hiểm xã hội 2024

[4] Điều 61.1.(c) Luật Bảo hiểm xã hội 2024

[5] Điều 61.1.(d) Luật Bảo hiểm xã hội 2024

[6] Điều 61.1.(đ) Luật Bảo hiểm xã hội 2024

[7] Điều 61.2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024

[8] Điều 61.3 Luật Bảo hiểm xã hội 2024

[9] Điều 61.4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024

[10] Điều 61.5 Luật Bảo hiểm xã hội 2024

[11] Điều 61.6 Luật Bảo hiểm xã hội 2024

[12] Điều 61.7 Luật Bảo hiểm xã hội 2024

[13] Điều 61.8 Luật Bảo hiểm xã hội 2024

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*