Đặt tên shop online trùng thương hiệu nổi tiếng nên hay không?

Đặt tên shop online trùng thương hiệu nổi tiếng nên hay không?
Trong hoạt động kinh doanh online hiện nay không ít cá nhân hoặc chủ shop mới khởi nghiệp thường lựa chọn những cái tên ấn tượng, dễ nhớ để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, nhiều người đã vô tình (hoặc cố ý) sử dụng các cụm từ trùng hoặc tương tự với thương hiệu nổi tiếng mà không lường trước những rủi ro pháp lý nghiêm trọng. Ví dụ thực tế: Bạn Hoa dự định đặt tên shop thời trang online là “ZARA Style HN”. Vậy hành vi này có vi phạm pháp luật? Có bị xử lý không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu và phân tích.
1. Vấn đề pháp lý cần quan tâm:
Nội dung | Chi tiết |
Xâm phạm quyền nhãn hiệu | – ZARA là nhãn hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực thời trang, đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. – Việc đặt tên shop là “ZARA Style HN” được xem là hành vi sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ, cho cùng nhóm sản phẩm, từ đó dễ gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại.[1] |
2. Rủi ro pháp lý & kinh doanh:
Loại rủi ro | Nội dung cụ thể |
Về pháp lý | – Chủ sở hữu nhãn hiệu (ví dụ: ZARA) có quyền yêu cầu bên vi phạm: (i) Chấm dứt sử dụng tên vi phạm; (ii) Gỡ bỏ tên vi phạm trên các nền tảng bán hàng (website, mạng xã hội…); (iii) Bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được. – Và có quyền đề nghị cơ quan nhà nước xử phạt hành chính.[2] |
Về kinh doanh | – Bị buộc đổi tên, mất công sức và chi phí xây dựng thương hiệu ban đầu – Ảnh hưởng uy tín, dễ bị đánh giá là “ăn theo”, “hàng nhái”. – Nguy cơ bị khóa tài khoản bán hàng trên các sàn TMĐT, mạng xã hội nếu bị tố cáo xâm phạm SHTT. |
3. Lời khuyên từ luật sư:
Để xây dựng thương hiệu online bền vững và hợp pháp, hãy thực hiện các bước sau:
Bước | Hành động cụ thể | Mục đích / Lưu ý |
1. Tra cứu trước khi đặt tên | – Kiểm tra tên dự định đặt trên: Cơ sở dữ liệu nhãn hiệu: www.iplib.noip.gov.vn; Các nền tảng như Google, Facebook, TikTok… | – Đảm bảo tên shop không trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ. |
2. Sáng tạo tên riêng & đăng ký bảo hộ | – Đặt tên có bản sắc riêng, không “ăn theo” thương hiệu nổi tiếng. – Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ để xác lập quyền sở hữu và được pháp luật bảo vệ. | – Giúp xác lập quyền sở hữu hợp pháp, hạn chế tranh chấp và bảo vệ thương hiệu về lâu dài. |
3. Tuyệt đối tránh | – Không sử dụng tên hoặc thành phần chính của thương hiệu nổi tiếng (ví dụ: ZARA, NIKE, CHANEL…), dù có thêm các từ như “style”, “shop”, “HN”, “fashion… | – Các yếu tố phụ này không đủ để làm khác biệt và vẫn có thể vi phạm quyền SHTT. |
Tóm lại, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác chính là cách bảo vệ tài sản trí tuệ của chính mình. Một thương hiệu mạnh được xây từ nền móng pháp lý vững chắc và sự tử tế trong kinh doanh. Đừng đánh đổi uy tín lâu dài chỉ vì một cái tên “gây chú ý” ngắn hạn. Hãy bắt đầu đúng ngay từ đầu vì đó là nền tảng cho một thương hiệu bền vững.
Trên đây là nội dung tư vấn về “Đặt tên shop online trùng thương hiệu nổi tiếng nên hay không?”.
Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Nguyễn Minh Hoàng
Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận.
[1] Theo Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ.
[2] Nghị định 99/2013/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP).