Đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè
Nuôi trồng thủy sản là một trong những nguồn kinh tế lớn của nước ta hiện nay. Để thuận tiện trong việc quản lý, quy hoạch và có những chính sách phù hợp để phát triển nuôi trông thủy hải sản ở địa phương vì vậy bắt buộc người dân phải đăng ký nuôi trồng với cơ quan có thẩm quyền. Thông qua bài viết dưới đây cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu về việc đăng ký nuôi trồng thuỷ sản lồng bè nhé.
Các hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè phải đăng ký
Nuôi trồng thủy sản bằng: lồng, giàn treo, đăng quầng trên bãi triều, trên biển, sông, hồ và đầm phá tự nhiên.
Lưu ý: Cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè cần đáp ứng về cơ sở vật chất như:
+ Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng: làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không độc hại và không để thủy sản ra ngoài môi trường.
+ Có thiết bị cảnh báo cho hoạt động giao thông đường thủy;
+ Nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
+ Nếu có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải đảm bảo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp;
+ Nếu có khu sinh hoạt, vệ sinh phải đảm bảo nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi.[1]
Hồ sơ đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè[2]
-Hồ sơ đăng ký lần đầu
+ Đơn đăng ký; (Mẫu đơn đăng ký nuôi thủy sản lồng bè)
+ Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.
Với quy định mới hiện nay, thì cơ sở nuôi trồng thủy hải sản không cần phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản. Điều này tạo điều kiện cho cơ sở nuôi trồng thủy hải sản có thể bắt đầu nuôi trồng và đáp ứng các hồ sơ theo quy định dễ dàng hơn.
– Hồ sơ đăng ký lại
Trong một số trường hợp: giấy xác nhận đăng ký bị mất, bị rách, thay đổi chủ cơ sở nuôi; thay đổi quy mô sản xuất, đối tượng nuôi thì được quyền thực hiện đăng ký lại.
+ Đơn đăng ký; (Mẫu đơn đăng ký nuôi thủy sản lồng bè)
+ Bản chính giấy xác nhận đăng ký đã được cấp (trừ trường hợp bị mất).
Ngoài ra tùy từng trường hợp thì sẽ yêu cầu thêm các giấy tờ khác như:
+ Trường hợp thay đổi quy mô: Sơ đồ mặt bằng vị trí ao hồ/lồng nuôi có xác nhận của chủ sở hữu.
+ Trường hợp thay đổi chủ sở hữu: phải có giấy tờ chứng minh sự thay đổi;
Trình tự đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè
+ Chủ cơ sơ gửi hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nơi nuôi trồng thủy sản lồng bè.
+ Sau 07 ngày thì sẽ được cấp giấy chứng nhận. Trường hợp không được cấp giấy chứng nhận sẽ được trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Nếu chủ cơ sở tiến hành nuôi thủy sản lồng bè mà không đăng ký thì sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.[3]
Trên đây là nội dung tư vấn về “Đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè”
Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Trần Thị Ngân
Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi
Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận
[1] Điều 34.2 Nghị định 26/2019/NĐ-CP
[2] Điều 1.14 Nghị định 37/2024/NĐ-CP
[3] Điều 17.1 Nghị định 42/2019/NĐ-CP