Công đoàn tham gia xây dựng quy chế dân chủ ở doanh nghiệp

Công đoàn tham gia xây dựng quy chế dân chủ ở doanh nghiệp

Công đoàn tham gia xây dựng quy chế dân chủ ở doanh nghiệp

Ý kiến của công đoàn – tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở phải được DN tham khảo khi xây dựng hoặc chỉnh sửa quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc[1]. Việc tham khảo ý kiến của họ nhằm mục đích đảm bảo tính minh bạch, dân chủ và công bằng trong quá trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Điều này giúp NLĐ có cơ hội đóng góp ý kiến, bảo vệ quyền lợi của mình và thể hiện sự đồng thuận giữa DN và NLĐ. Vậy công đoàn tham gia xây dựng dân chủ ở DN như thế nào?

Qua bài viết, Luật Nghiệp Thành sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này nhé.

1. Các nội dung công đoàn được đề xuất với DN bổ sung vào quy chế dân chủ ở cơ sở bao gồm[2]:

– Các nội dung chủ yếu trong quy chế dân chủ ở cơ sở[3], bạn có thể tham khảo bài viết Doanh nghiệp phải lập quy chế dân chủ cơ sở” để có thêm thông tin chi tiết về nội dung này.

– Ngoài ra, công đoàn có thể đề xuất thêm vào quy chế dân chủ ở cơ sở như sau:

 

 

 

 

 

 

Document

STT

Nội dung

Cụ thể

1

Nội dung, hình thứcDN phải công khai– Quy định mới của DN liên quan đến quyền lợi của NLĐ;

– Kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm tra,… liên quan đến quyền lợi của NLĐ (trừ liên quan đến bí mật nhà nước);…

2

NLĐ được ý kiến– Nội dung đối thoại định kỳ;

– Cách thức tiến hành và kết quả thương lượng tập thể;…

3

NLĐ được quyết định– Quyền tham gia các câu lạc bộ, chương trình tình nguyện;

– Mức đóng các loại quỹ xã hội, quỹ từ thiện tại DN;…

4

NLĐ được kiểm tra, giám sát– Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với NLĐ;…

5

Đối thoại tại nơi làm việc– Trình tự đối thoại, các hình thức đối thoại khác.

6

Hội nghị NLĐ– Trình tự, thời điểm, hình thức, quy mô tổ chức.

7

Các hình thức khác– Thư góp ý, thư ngỏ, hiến kế, diễn đàn,…

 

2. Cách thức công đoàn tham gia thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở như sau[4]:

– Chủ động đề xuất, phối hợp với DN để tổ chức phổ biến nội dung của quy chế đến NLĐ; kết quả tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở; các cuộc đối thoại, hội nghị NLĐ;…

– Rà soát, nghiên cứu các quy định nội bộ của DN, chỉ rõ những quy định không phù hợp với pháp luật; đánh giá kết quả thực hiện quy chế để kiến nghị DN sửa đổi, bổ sung kịp thời.

– Tổ chức triển khai, giám sát việc thực hiện quy chế tại DN và phản ánh kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện để phối hợp với DN giải quyết.

Lưu ý: Việc tham gia của công đoàn phải đảm bảo cân bằng trên cơ sở lấy ý kiến của cả cán bộ công đoàn và NLĐ.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Công đoàn tham gia xây dựng quy chế dân chủ ở doanh nghiệp”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Phạm Thị Tuyết Như

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Luật sư kiểm duyệt: Luật sư Thuận

[1] Điều 48 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

[2] Mục 1.(I) Phần II hướng dẫn 11/HĐ-TLĐ

[3] Điều 37, Điều 38, Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46, Điều 47 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

[4] Mục 1.(II) Phần II hướng dẫn 11/HĐ-TLĐ

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*