Cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Trong những năm vừa qua, dịch vụ đòi nợ thuê đã gây ra nhiều xôn xao và có những tác động tiêu cực đối với tình hình an ninh

Trong những năm vừa qua, dịch vụ đòi nợ thuê đã gây ra nhiều xôn xao và có những tác động tiêu cực đối với tình hình an ninh xã hội. Từ một ngành nghề kinh doanh hợp pháp, những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này đa phần đều biến tướng và có nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Như có những hành vi khủng bố, đe dọa bằng tin nhắn, điện thoại người nhà, người quen của con nợ, phá hoại tài sản, hành hung, bắt giữ người, phát sinh “tín dụng đen”, v.v…. Trước những hệ lụy trên, ngành nghề “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” sẽ bị cấm từ ngày 01/01/2021[1]. Luật Nghiệp Thành sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu nội dung trên.

Quy định đối với kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Pháp luật hiện nay đều có những quy định để quản lý hoạt động đòi nợ thuê như: [2]

– Phải đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ;

– Phải đảm bảo các hồ sơ chứng minh về mức vốn pháp định là 2 tỷ đồng;

– Chứng minh các điều kiện tiêu chuẩn về người quản lý, giám đốc, người lao động.

Nhưng trước những chuyển biến khó kiểm soát và hệ quả đối với xã hội lại không tương xứng với những đóng góp mà ngành nghề này mang lại.[3] Do đó, ngành nghề “Kinh doanh dịch vụ đòi nợ” đã được liệt kê vào ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.[4]

Document

Nội dung trên sẽ áp dụng từ ngày 01/01/2021, do vậy những doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề trên sẽ phải thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động và giải quyết các vấn đề về thuế, tài chính, nhân sự và hợp đồng với khách hàng, v.v…

Xử phạt vi phạm

Vì đã được liệt kê vào danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, do vậy bất cứ hành vi kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê sẽ bị xử phạt hành chính.

Đối với cá nhân, mức phạt tiền sẽ từ 60 – 80 triệu đồng.[5]

Với tổ chức, mức phạt tiền sẽ gấp hai lần đối với cá nhân là 120 – 160 triệu đồng.[6]

Và phải nộp lại số lợi bất hợp pháp khi thực hiện những hành vi trên.[7]

Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức có những hành vi như đe dọa, hành hung, phá hoại tài sản hay bắt giữ người, v.v… cũng đều sẽ bị xử lý theo quy định tại Bộ luật Hình sự.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Ngày Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực

[2] Điều 4 Nghị định 104/2017 và Chương III Nghị định 104/2017

[3] Thông tin từ Baodautu.vn ngày truy cập 17/04/2020

[4] Điều 6.1.h Luật Đầu tư 2020

[5] Điều 7 Nghị định 98/2020

[6] Điều 4.4.b và Điều 7 Nghị định 98/2020

[7] Điều 4.3 Nghị định 98/2020

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Doanh nghiệp
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*