Bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường từ năm 2022

Bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường từ năm 2022

Bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường từ năm 2022

Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 đem đến nhiều sự thay đổi trong các quy định, đặc biệt trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại (BTTH) do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra. Bạn đọc cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu nhé!

Nguyên tắc gắn liền xuyên suốt trong vấn đề BTTH do ô nhiễm môi trường là “người gây ô nhiễm phải trả tiền”[1] được ghi nhận trong nhiều Đạo luật, Bộ Nguyên tắc của nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Liên Hợp quốc,…

Tuy nhiên, đặc điểm BTTH trong lĩnh vực môi trường qua những sự kiện thực tế cho thấy, pháp luật Việt Nam đã xây dựng Luật Bảo vệ môi trường 2014 (Luật 2014) chưa thực sự tốt, dẫn đến việc áp dụng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” chưa phát huy hết đặc điểm của mình. Cụ thể:

Thứ nhất, đặt nặng việc chứng minh thiệt hại cho người dân bị hại.[2] Theo đó, việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm môi trường và các thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản (sau đây gọi là hậu quả) của người dân không được quy định cụ thể sẽ do ai thực hiện. Mà để có thể được BTTH, theo thông thường, người dân sẽ phải tự mình thu nhập chứng cứ chứng minh, làm sáng tỏ hành vi gây ô nhiễm của người vi phạm.[3] Hơn thế nữa, điều này hoàn toàn không dễ dàng, bởi lẽ, chất độc từ việc xả thải, gây ô nhiễm phải qua một thời gian rất dài mới có thể phát bệnh (ung thư, cơ thể dị tật do nhiễm hóa chất từ nguồn nước,…).

Luật bảo vệ môi trường 2020 (Luật 2020) đã có bước tiến ghi nhận giảm nhẹ việc chứng minh cho những người dân bị hại.[4] Cụ thể, luật đã chỉ rõ việc chứng minh hậu quả sẽ do người có hành vi gây ô nhiễm  thực hiện.

Thứ hai, thời gian người dân bị hại chứng minh hậu quả quá lâu, dẫn đến tranh chấp kéo dài. Việc không có quy định cụ thể về vấn đề chứng minh hậu quả, dẫn đến người dân bị đặt nặng trách nhiệm chứng minh hành vi gây ô nhiễm sẽ gây ra thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của họ. Các vụ kiện về tranh chấp BTTH do hành vi xả thải, đổ hóa chất kéo dài nhiều năm và gây nhiều ảnh hưởng cho các thế hệ con cháu của họ.

Để rút ngắn thời gian cũng như tăng hiệu suất, bên cạnh người gây ra ô nhiễm cần chứng minh hậu quả, Luật 2020 còn quy định, người dân có thể tự mình hoặc ủy quyền cho cơ quan có chức năng xác định hành vi gây ra hậu quả đó.[5]

Thứ ba, quy định giải quyết trách nhiệm liên đới chưa rõ ràng, dẫn đến kéo dài tranh chấp. Luật 2014 quy định trách nhiệm BTTH do hai hay nhiều cá nhân, tổ chức gây ra sẽ tự do các bên tự ước tính phần lỗi của mình gây ra bao nhiêu sẽ BTTH bấy nhiêu.[6] Điều này gây khó khăn khi không có một ai làm trọng tài để phán quyết bên nào tương ứng với tỷ lệ bao nhiêu, bên nào đúng lý hơn, gây ra kéo dài thời gian bồi thường cho người dân.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Luật năm 2020 đã khắc phục yếu điểm này bằng cách quy định mỗi khi các bên không thể tự thỏa thuận hoặc không xác định được tỷ lệ tương ứng phần lỗi của mình có thể nhờ Tòa án/ Trọng tài giải quyết.

Như vậy, chế định về BTTH do hành vi gây ô nhiễm gây ra được Luật 2020 đưa ra khắc phục nhiều yếu điểm của luật cũ, hướng đến đem các điều có lợi cho người dân.

Bạn đọc tham khảo Vi phạm đối với giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

Bạn đọc tham khảo Quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường từ năm 2022”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

 

 

 

 

[1] The Rio Declaration on environment and development (1992)

[2] Điều 165.6 Luật bảo vệ môi trường 2014

[3] Điều 1 Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP

[4] Điều 133.2 Bộ luật bảo vệ môi trường 2020

[5] Điều 131.3 Bộ luật bảo vệ môi trường 2020

[6] Điều 13.3 Nghị định 03/2015/NĐ-CP

Document
Categories: Môi Trường

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*