Quy định về lương, thưởng

Quy định về lương, thưởng

Quy định về lương, thưởng

Khi làm việc thì quy định về lương, thưởng luôn là những vấn đề nóng, được quan tâm nhiều trong xã hội hiện nay. Để đáp ứng được việc tuyển người lao động (NLĐ) thực hiện tốt công việc thì người sử dụng lao động, nhà nước sẽ có nhiều chính sách phúc lợi tốt hơn cho NLĐ . Xã hội phát triển đòi hỏi người lao động làm việc ngày càng tốt hơn và năng suất ngày càng cao. Cũng vì lẽ đó, Bộ Luật Lao Động năm 2019 ra đời, có hiệu lực ngày 01/01/2021 đã có nhiều thay đổi về vấn đề này, do đó cần phải biết để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của mình trong mối quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động (NSDLĐ). Sau đây Luật Nghiệp Thành sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những chính sách mới này.

1.Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyết định chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của mình/đơn vị khác.[1]

Khi NLĐ làm việc và được trả lương thì có quyền tự quyết định chi tiêu cho số lương mình được hưởng sau thời gian lao động. NSDLĐ không được quyền can thiệp vào việc chi tiêu của NLĐ.

Khi Doanh nghiệp của NSDLĐ có kinh doanh dịch vụ hay hàng hóa nào đó thì NSDLĐ cũng không được quyền ép NLĐ sử dụng tiền lương của họ để sử dụng dịch vụ, hàng hóa của họ.

2.Mỗi lần trả lương, NSDLĐ phải thông báo bảng kê chi tiết trả lương cho NLĐ[2]

Sau thời gian lao động thì NLĐ có quyền được NSDLĐ thống kê rõ các vấn đề liên quan đến lương, phụ cấp, hoa hồng, các loại phí hoặc khấu trừ (nếu có), gửi đến NLĐ trước khi họ nhận lương để xem xét và khiếu nại (nếu có sai sót).

3.Nếu NLĐ được trả lương qua tài khoản cá nhân được mở tại ngân hàng thì NSDLĐ phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.[3]

NLĐ và NSDLĐ thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của NLĐ được mở tại ngân hàng.

Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của NLĐ được mở tại ngân hàng thì NSDLĐ phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

(Hiện tại thì các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản do NLĐ và NSDLĐ thỏa thuận với nhau).

4.Quy định rõ ràng về việc chậm trả lương và tiền đền bù từ năm 2021[4]

Khi mà đã dùng mọi biện pháp khắc phục nhưng NSDLĐ vẫn không thể trả lương đúng hạn thì không được quá 30 ngày.

Nếu trả chậm từ 15 ngày trở lên thì NSDLĐ phải đền bù cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm.

Document

Tiền đó được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi NSDLĐ mở tài khoản trả lương cho NLĐ.

5. NLĐ được thưởng tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác[5]

Căn cứ quy định thì thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà NSDLĐ thưởng cho NLĐ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động .

Quy chế thưởng do NSDLĐ quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

6Thêm trường hợp lao động nghỉ hưởng nguyên lương[6]

– Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút.

– Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc.

– Thời gian nghỉ trên vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động

7. NLĐ có thể nghỉ việc ngay không cần báo trước nếu không được trả lương đúng hạn[7]

Cụ thể thì NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước cho NSDLĐ nếu không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 97 BLLĐ 2019 ( BLLĐ 2012 phải báo trước 3 ngày).

8. NLĐ được nghỉ 2 ngày dịp Quốc khánh 2/9 và hưởng nguyên lương[8]

Kể từ năm 2021, NLĐ sẽ được nghỉ 02 ngày và hưởng nguyên lương vào dịp lễ Quốc khánh.

Theo một trong hai phương án sau do Thủ tướng Chính phủ quyết định:

Nghỉ vào ngày liền trước, tức: nghỉ vào ngày 01/9 và ngày 02/9.

Nghỉ vào ngày liền sau, tức: nghỉ vào ngày 02/9 và ngày 03/9.

9. Thêm nhiều trường hợp NLĐ được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương[9]

Cụ thể, NLĐ được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với NSDLĐ trong những trường hợp sau:

– Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

– Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

Như vậy, Bộ luật Lao động 2019 bổ sung thêm trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi; cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết thì NLĐ được nghỉ 03 ngày và hưởng nguyên lương.

Đồng thời, quy định rõ hơn trường hợp “con đẻ”, “con nuôi” kết hôn thì được nghỉ 01 ngày (BLLĐ 2012, quy định “con” kết hôn thì nghỉ 01 ngày); “con đẻ”, “con nuôi” chết thì được nghỉ 03 ngày (BLLĐ 2012 quy định “con” chết thì nghỉ 03 ngày).

Trên đây là nội dung tư vấn về  “Quy định về lương, thưởng”.

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích, thì Bạn cùng chúng tôi hãy lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn vào nút “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, chia sẻ và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Hoàng Thị Loan

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 94.2 BLLĐ 2019

[2] Điều 95.3 BLLĐ 2019

[3] Điều 96.2 BLLĐ 2019

[4] Điều 97.4 BLLĐ 2019

[5] Điều 104 BLLĐ 2019

[6] Điều 137.4 BLLĐ 2019

[7] Điều 35.2.b BLLĐ 2019

[8] Điều 112 BLLĐ 2019

[9] Điều 115 BLLĐ 2019

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*