Doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) bao lâu thì bị phạt?

Doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) bao lâu thì bị phạt?

Doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) bao lâu thì bị phạt?

Đóng BHXH là trách nhiệm của doanh nghiệp và phải đóng đúng hạn, nhưng vì một lý do nào đó mà doanh nghiệp trễ hạn đóng BHXH. Vậy việc doanh nghiệp trễ hạn dẫn đến nợ tiền BHXH thì pháp luật quy định như thế nào? Mời bạn cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Tùy vào phương thức mà doanh nghiệp chọn đóng BHXH thì thời hạn nộp tiền bảo hiểm sẽ khác nhau. Doanh nghiệp có thể chọn một trong các phương thức đóng sau[1]:

– Trường hợp đóng hằng tháng:

Hạn nộp tiền BHXH: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng.

Lúc này, doanh nghiệp phải chuyển cùng một lúc tiền đóng BHXH của cả doanh nghiệp và của người lao động vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

– Trường hợp đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì có thể chọn phương thức đóng 03 tháng/lần hoặc 06 tháng/lần:

Document

Hạn nộp tiền BHXH: Chậm nhất là ngày cuối cùng của phương thức đóng, doanh nghiệp phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

Hành vi chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bị pháp luật đặc biệt nghiêm cấm.

Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể chậm đóng BHXH nhưng chỉ được chậm 29 ngày so với thời hạn quy định. Trường hợp chậm đóng BHXH từ 30 ngày trở lên, thì doanh nghiệp không chỉ phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định pháp luật mà còn bị tính thêm tiền lãi[2].

Lãi suất được tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

Doanh nghiệp chậm đóng BHXH từ 30 ngày trở lên thì sẽ bị áp dụng mức xử phạt sau[3]:

– Trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân nợ tiền bảo hiểm quá thời hạn từ 30 ngày trở lên sẽ bị phạt 12% – 15% tổng số tiền bảo hiểm phải đóng nhưng không quá 75 triệu đồng.

– Trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm thì sẽ bị phạt gấp đôi từ 24% – 30% tổng số tiền bảo hiểm phải đóng nhưng không quá 150 triệu đồng.

 

Bạn đọc tham khảo: Doanh nghiệp nợ tiền BHXH thì NLĐ có được hưởng BHXH

Trên đây là nội dung tư vấn về “Doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) bao lâu thì bị phạt?”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Bùi Thị Như

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH, sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH

[2] Điều 122.3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

[3] Điều 39.5.(a) Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*