Tạm hoãn hợp đồng lao động

Tạm hoãn hợp đồng lao động

HỎI:

Công ty tôi có ký HĐLĐ 12 tháng với NLĐ. Trong thời gian làm việc, nhân viên này xin nghỉ 6 tháng vì lý do thai sản và được công ty đồng ý, trong thời gian đó, công ty tuyển 1 nhân viên mới, để làm tạm thời trong thời gian nhân viên kia nghỉ. Do năng suất làm việc của nhân viên mới cao hơn, nên công ty muốn nhận vào làm  để thay thế nhân viên cũ. Công ty tôi làm như vậy có được hay không?

TRẢ LỜI:

30794453-question-mark-exclamation-point-and-magnifying-glass-Stock-Vector

Công ty bạn không được chấm dứt HĐLĐ bởi vì:

Document

– Thứ nhất, việc nhân viên tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật nên công ty không có lý do để chấm dứt hợp đồng với công ty này:

Điều 32. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
5. Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

– Thứ hai, vì công ty bạn và NLĐ không có thỏa thuận khác nên sau khi hết thời gian tạm hoãn, công ty bạn phải nhận lại NLĐ.

Điều 33. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Do đó, nếu công ty không nhận lại NLĐ là vi phạm quy định của pháp luật và có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng, phải nhận lại NLĐ vào làm việc, đồng thời trả đầy đủ lương trong những ngày không nhận NLĐ.

Nghị định 95/2013/NĐ-CP:

Điều 7. Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
b) Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*